Huỳnh Thúy Kiều chiêm nghiệm về vùng đất phương Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Huỳnh Thúy Kiều là nhà thơ giàu chất Nam Bộ nhất mà tôi biết. Thơ chị thấm đẫm hồn vía đồng bằng (cách người miền Tây gọi quê mình).

 

Dẫu có đi đâu, làm thơ ở đâu thì cái đau đáu cuối cùng của chị vẫn là về đồng bằng, về Cà Mau quê chị. Đời người làm thơ, có một vùng quê để mà ám ảnh mà yêu thương mọi lúc, mọi nơi như chị quả là hạnh phúc, nhưng cũng là thử thách của nghề nghiệp. Yêu đến da diết, đến đứt ruột nên dẫu chỉ đề tài ấy mà không bao giờ cũ, không bao giờ nhàm, mỗi bài là một nỗi niềm, là một phát hiện...

Là nhà thơ trẻ nhưng thơ Huỳnh Thúy Kiều lại đầy từng trải. Chị viết về đề tài chiến tranh cách mạng cũng rất nhuyễn, rất tự nhiên như nó phải thế chứ không lên gân, không viết lấy được. Đọc chị, hiểu thêm, cảm thêm, chiêm nghiệm thêm về một vùng đất của Tổ quốc, một phương Nam “mênh mang một trời sóng nước/vầng trăng châu thổ bềnh bồng soi đời lữ thứ giữa chợ nổi đêm sâu”.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.




CHÍN NHÁNH PHÙ SA

em về mang nắng ra phơi
tháng tư ủ mật trong lời phù sa

bờ đêm réo khúc hoan ca
nửa khuya đổ bóng trăng tà chông chênh

thu treo phiến lá dập dềnh
rót mùa anh đợi lênh đênh nỗi niềm

hỏi chiều
chiều cứ lặng im
hỏi đêm
đêm cứ muộn phiền giũ sương

ánh sao treo khuyết bên đường
bàn tay anh cố giữ hương cho mùa

vọng từ phía ấy em thưa
thềm rêu phong cũ cũng vừa tái sinh

mùa anh đơm nhớ một mình
phù sa chín nhánh lục bình tím trôi…

Minh họa: H.T
Minh họa: H.T


PHỒN SINH GIẤC CỎ

Những mảnh vỡ của ngày rồi cũng hoang phế như nhau
chỉ có nụ cười được mùa bén rễ
phồn sinh giấc cỏ
bày nỗi buồn tinh tươm.

Ném về phía tháng năm dư âm ánh nhìn không màu, không mùi, không biểu cảm
những con chữ rập rình dịch về phía ban mai
gió đi qua hiên nhà nghiêng mình treo vết xước
chút ưu tư nhào nặn hình hài xám xịt
quầng thâm.

Phồn sinh trong nhau
vùi nửa giấc mơ ngầm
cơn mộng mị gọi nhầm tên hoa lá
phồn sinh cỏ
anh đội ơn mùa che khuyết nhớ xa xanh.

Anh đắm mình bên những đon mạ gọi thầm
dòng sông mẹ cứ trôi xuôi về một hướng
trùng điệp nhớ thương xếp hàng thẳng đứng
anh bừa bộn nỗi buồn khi giấc cỏ phồn sinh.

Bàn tay em trổ ra những nốt thanh bình
anh muốn cầm lấy hôn lên tháng năm dãi dầm mưa nắng
phồn sinh cỏ
giấc mơ giản đơn và yên ắng
chia phía buồn vừa đủ gieo nhớ một vần thơ!

 Minh họa: Thủy ngọc
Minh họa: Thủy ngọc



BẤC NON

đã bấc đâu mà đậu rồng nở bông tim tím
gió đằng Tây còn lững thững chưa vội về
em luýnh quýnh nhốt heo may vào vạt nhớ
lá vàng thu thơm phức cỏ thơm.

ngã ba sông
triều cường chồm lên gối sóng bậc thềm
hương phù sa quắt quay điệu buồn con chim sáo
giọt thu cuối cùng hắt lời nỉ non ướt liếp phên bờ giậu
ngao ngán dòng trôi...
xua cái lạnh khe khẽ tràn.

hơi sương đầu mùa dìu nhẹ cơn bấc non
trăng huyễn hoặc giũ rèm che làn gió chướng
đêm tỉnh lẻ bồi hồi ấu thơ
lồng đèn
bầy đom đóm
anh cầm câu hò qua phà vô tình làm rớt dưới bến cù lao...

bấc non về
con nước lớn dâng phù sa đục ngầu
bông so đũa trúng mùa
hoa trắng tinh miền trẻ dại
đậu rồng khoe chiếc lá mỏng
xanh
tựa bàn tay em vẫy
trong anh chộn rộn khoảng trời như vừa lạ, vừa quen.

đừng hỏi cắc cớ vì sao anh quá thân thiết với đồng bằng
đến cái lạnh non cũng đầy niềm riêng nhắn nhủ
anh tập dạo khúc nhạc nền đờn ca tài tử bằng cây guitar phím lõm
bỏ lại rét sau lưng
anh quyết theo bấc ngót về níu chéo áo bà ba...


 

Minh họa: H.T
Minh họa: H.T

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.