Huyện Kbang: Hàng ngàn ha cây trồng trước nguy cơ bị hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nắng nóng kéo dài cùng với gió Tây Nam thổi mạnh đã làm cho hàng ngàn ha cây trồng các loại của huyện Kbang đang đứng trước nguy cơ bị hạn. Một số cây trồng như lúa, bắp, mì, mía… đang bị khô héo từng ngày vì thiếu nước. Trong thời gian tới, nếu nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài thì nguy cơ hạn hán trên diện rộng và vụ mùa trắng tay là điều rất khó tránh khỏi.

Vụ mùa 2012, huyện Kbang đã gieo trồng được hơn 20.911 ha cây trồng các loại (đạt 86,5% kế hoạch). Trong đó, diện tích lúa nước đạt 920 ha (80,7% kế hoạch), bắp 5.032 ha (hơn 60% kế hoạch), mía 6.590 ha (hơn 102% kế hoạch), mì 1.415 ha (108% kế hoạch)... Tuy nhiên do nắng nóng kéo dài, nguồn nước các hồ đập xuống thấp, các suối cạn kiệt… làm cho diện tích một số cây trồng trong tình trạng thiếu nước, có khả năng bị hạn, làm giảm năng suất 30-40%, thậm chí có thể mất trắng.

 

Người dân đang nỗ lực cứu lúa bị hạn tại cánh đồng Tà Lốp (xã Tơ Tung). Ảnh: L.N
Người dân đang nỗ lực cứu lúa bị hạn tại cánh đồng Tà Lốp (xã Tơ Tung). Ảnh: L.N

Cái nắng hầm hập, khô hanh trút xuống cánh đồng Tà Lốp (xã Tơ Tung). Nắng nóng đã làm cho hơn 20 ha lúa nước ở đây nứt nẻ chân chim. Đây là cánh đồng sản xuất lúa nước một vụ phụ thuộc vào nguồn “nước trời” là chính. Chị Nguyễn Thị Huệ, ở làng Nam Cao cho biết: “Gia đình trồng 3 sào lúa nước nhưng thời tiết không thuận. Đã gần 2 tháng nay trên địa bàn không có mưa, trong khi đó hầu hết nông dân đã gieo sạ phủ kín và hầu hết đều bị thiếu nước nghiêm trọng”. Cũng như gia đình chị Huệ, bà Má Thị Sầm, làng Cao Lạng đã phải tát từng ca nước vào ruộng. Bà Sầm cho hay: Cả gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, song thời tiết như thế này chắc mất trắng. Cuộc sống hết sức khó khăn, chỉ mong có công trình thủy lợi để đảm bảo nước tưới, giúp nông dân an tâm sản xuất.  

Nắng nóng kéo dài khiến nhiều diện tích lúa cao không quá 5 phân. Đồng khô, lúa héo tàn theo thời tiết nắng nóng nên trên đồng ruộng chỉ lác đác vài bóng người. Chị Trần Thị Thơ-cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Tơ Tung dẫn chúng tôi thăm cánh đồng Tà Lốp cho biết thêm: Đây là cánh đồng 1 vụ, chủ yếu phụ thuộc nước trời. Hiện nguồn nước không đủ tưới cho cánh đồng Đê Ba nên nước không thể về tới cánh đồng này.

Nếu nắng nóng kéo dài thêm khoảng 7-10 ngày nữa thì cánh đồng này sẽ bị hạn nặng, nhiều diện tích sẽ mất trắng. Cây bắp, mía và mì cũng trong tình cảnh tương tự.   

Còn tại xã Lơ Ku, tình hình khô hạn, thiếu nước tưới cây trồng khiến chính quyền xã không khỏi lo lắng. Ông Nguyễn Văn Bắc-Chủ tịch UBND xã cho biết: Vụ trước nông dân trồng đậu xanh đã bị lỗ thê thảm vì giá cả xuống thấp, đến vụ mùa lại bị nắng nóng kéo dài làm cho hàng trăm ha cây trồng bị giảm năng suất, đứng trước nguy cơ mất mùa.

Thực tế đó đã tạo nhiều áp lực cho địa phương trong việc đảm bảo đời sống cho người dân. Diện tích cây trồng của xã sẽ mất trắng là khá lớn và nếu có mưa thì năng suất cũng giảm quá nửa. Hiện chính quyền địa phương đang vận động bà con nông dân tiết kiệm nước tưới, điều tiết nước hợp lý, nạo vét kênh mương lấy nước tưới cho cây trồng.

Không chỉ xã Tơ Tung, Lơ Ku mà nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện Kbang như xã Kông Pla cũng có hơn 45 ha lúa trước nguy cơ bị hạn, hơn 200 ha bắp khô héo chỉ cao khoảng 30-40 cm đã trổ cờ và hơn 600 ha mía cũng rơi vào cảnh khô héo từng ngày vì nắng nóng… Một số xã như Đak Smar, Kông Lơng Khơng, xã Đông… cũng đang đối diện với tình trạng khô hạn, người dân từng ngày trông mưa.

Nông dân các địa phương đang tận dụng tối đa nguồn nước ít ỏi còn lại để tưới “cầm hơi”, đào giếng lấy nước tưới duy trì sự sinh trưởng cây trồng chờ trời… mưa. Tuy nhiên, sự nỗ lực của nông dân chỉ là giải pháp tình thế và sẽ trở thành công dã tràng nếu trong thời gian tới trời vẫn không mưa.

Lê Nam
 

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.