Hướng đi mới cho cây hồ tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với ý tưởng xây dựng một mô hình trồng tiêu bền vững, ổn định về năng suất, ít bệnh tật và tiết kiệm chi phí, Tiến sĩ Tôn Nữ Tuấn Nam- Viện Khoa học Kỹ thuật Nông- Lâm nghiệp Tây Nguyên đã cùng các cộng sự tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hồ tiêu theo hướng GAP tại Gia Lai”. Mô hình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM)- một trong những kết quả chính của đề tài, đã mở ra hướng đi mới cho cây hồ tiêu trước tình hình chi phí sản xuất, các loại dịch bệnh ngày càng gia tăng.
Ảnh: K.N.B
Ảnh: K.N.B
Gia đình anh Nguyễn Quang (thôn 3, xã Tân Bình, huyện Đak Đoa) hiện có 400 trụ tiêu được trồng theo mô hình ICM. Anh chia sẻ: “Là một trong những hộ đầu tiên tham gia thực hiện mô hình, ban đầu tôi rất ngại. Sau 2 năm áp dụng, tôi thấy mô hình đem lại hiệu quả cao, mặc dù sử dụng lượng phân bón hóa học ít hơn so với trước đây nhưng năng suất chất lượng vẫn đảm bảo, hạn chế được sâu bệnh. Mô hình còn giúp tôi tiết kiệm được chi phí, đặc biệt là tiết kiệm được một lượng nước tưới đáng kể trong mùa khô nhờ áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt. Hệ thống này không chỉ giúp kiểm soát được lượng nước tưới đối với mỗi trụ, mà còn giúp tiết kiệm được nhân công. Lãi ròng mà vườn tiêu thu được trong đợt thu hoạch năm vừa rồi đạt 200 triệu đồng. Theo tôi nghĩ, bà con nông dân nên áp dụng mô hình này để nâng cao hiệu quả vườn tiêu, giảm sâu bệnh gây hại đồng thời giảm nhân công cũng như nhiều chi phí phụ khác”.
Mô hình ICM được triển khai ứng dụng tại địa bàn các huyện: Đak Đoa, Chư Sê và Chư Prông. Mô hình đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật, như: Quản lý nước tưới bằng cách lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, trung bình 120 lít/gốc/lần, chu kỳ 25 ngày và sử dụng rơm tủ gốc 10 kg rơm/trụ/năm. Quản lý dinh dưỡng (INM) theo quy trình WASI: Bón trung bình 1,5 kg NPK 16-8-16 Bình Điền, phân chuồng 15 kg và phân bón lá 4 đợt/năm. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với một số bệnh nguy hiểm trên cây tiêu... Ngoài ra mô hình còn áp dụng một số biện pháp kỹ thuật quản lý vệ sinh đồng ruộng bằng cách làm cỏ, cắt cành gốc, rong tỉa trụ sống và các biện pháp trồng cây che bóng, cây che phủ đất… Kết quả, các mô hình đã giúp tiết kiệm hơn 25% lượng nước tưới, gần 30% lượng phân bón và gần 18% chi phí đầu vào, giúp tăng thêm tổng lợi nhuận từ 12 triệu đồng/ha/năm đến hơn 22 triệu đồng/ha/năm.
Những năm qua, hồ tiêu Gia Lai luôn phát triển về diện tích và sản lượng, đặc biệt trước sức hấp dẫn của giá hồ tiêu liên tục tăng, khiến người dân đổ xô vào trồng tiêu. Vấn đề làm sao giữ được năng suất vườn tiêu được ổn định, hạn chế được các loại sâu bệnh hại nguy hiểm, đảm bảo hiệu quả sản xuất cao nhất vẫn luôn là mối quan tâm, lo ngại của người trồng tiêu. “Sự thành công của mô hình ICM đã có thể mở ra hướng phát triển mới cho cây hồ tiêu, giúp bà con nông dân giảm bớt nỗi lo sâu bệnh, chi phí đội giá và tăng thêm hiệu quả kinh tế”-Tiến sĩ Tôn Nữ Tuấn Nam, khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm