Horea đề xuất quay lại tách thửa theo quy định cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hiệp Hội bất động sản TPHCM (Horea) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ TN-MT về việc “Đề nghị xem xét bãi bỏ quy định cho phép tách thửa đối với từng loại đất, không để bị lợi dụng nhằm thực hiện phân lô bán nền tràn lan, trái pháp luật”.
Một khu đất tách thửa tại phường Long Trường (quận 9)
Một khu đất tách thửa tại phường Long Trường (quận 9)
Horea cho rằng, trước năm 2017, đã có địa phương cho phép tách thửa đất nông nghiệp, mặc dù Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013 đều không quy định về tách thửa đất nông nghiệp hoặc tách thửa các loại đất khác không phải là đất ở. Luật Đất đai 2013 chỉ quy định tách thửa “đất ở tại nông thôn” và tách thửa “đất ở tại đô thị”.
Bên cạnh đó, để giải quyết nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất ở và tách thửa đất ở, đối với các thửa đất nông nghiệp nằm xen cài trong khu dân cư hiện hữu, thuộc địa bàn các quận, phường, thị trấn, điểm dân cư nông thôn (Trên hồ sơ địa bạ và “sổ đỏ” vẫn còn ghi nhận là đất nông nghiệp, nhưng trên thực tế, các thửa đất nông nghiệp này đã chuyển thành đất ở từ nhiều năm trước, không còn sản xuất nông nghiệp), nếu người sử dụng đất có nhu cầu, thì Hiệp hội đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền của địa phương xem xét, thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở; đồng thời, xem xét, thực hiện thủ tục tách thửa đất ở theo quy định của Luật Đất đai 2013. 
Bên cạnh đó, Horea đề xuất tham khảo cách làm này theo quy định của Quyết định 33/2014/QĐ-UB ngày 15/10/2014 của UBND TPHCM (Quyết định cũ được thay thế bằng Quyết định 60 quy định  về diện tích tối thiểu được tách thửa đang có hiệu lực- PV), như sau: “2. Đối với thửa đất nằm trong khu dân cư hiện hữu: Trường hợp thửa đất không thuộc khu vực Nhà nước phải thu hồi để đầu tư theo quy hoạch hoặc kế hoạch sử dụng đất được duyệt: Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ nhu cầu của người sử dụng đất, xem xét từng trường hợp cụ thể để giải quyết chuyển mục đích sử dụng đất toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất sang đất ở, đồng thời với việc thực hiện tách thửa đất. Thửa đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất và tách thửa phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều này; 4. Căn cứ quy hoạch để xem xét giải quyết tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân: Căn cứ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch nông thôn mới đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để xem xét giải quyết; trường hợp chưa có quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thì căn cứ quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để xem xét giải quyết”.
Theo ĐỖ TRÀ GIANG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.