Hồn biển Lăng Cô - Kỳ 2: Chuyện Lăng Cô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nằm cạnh danh thắng Hải Vân, bãi biển Lăng Cô dài hơn 10 km, cát trắng, nước trong và được xếp hạng là một trong 30 bãi biển đẹp nhất thế giới.

Hoàng hôn vịnh Lăng Cô. Ảnh: TUỆ TÂM

Hoàng hôn vịnh Lăng Cô. Ảnh: TUỆ TÂM

Khởi nguồn của Lăng Cô

Nếu không có quốc lộ 1A chạy qua, Lăng Cô sẽ là bãi dọc, bán đảo. Nhìn từ đèo Hải Vân, biển Lăng Cô bên ngoài nước xanh thẫm, bên trong xanh nhạt. Mũi Con Rùa thuộc dãy Bạch Mã vươn chếch ra phía bắc, “đuôi” Lăng Cô kéo mạnh vào phía nam tạo vùng khép mở, chắn sóng.

Tên gọi nôm na ban đầu của Lăng Cô là làng cò. Mỗi một cái tên được đặt cho một vùng đất, thường chứa đựng một câu chuyện, một hàm ý gửi gắm. Lăng Cô - có mang theo mình điều đó không? Trên các trang mạng đã kịp kể câu chuyện rất giống nhau rằng, tên gọi Lăng Cô hôm nay do người Pháp đô hộ, do phát âm không rõ cái từ “làng cò” mà thành.

Xuất xứ tên gọi kiểu lu loa như vậy là xoàng cho Lăng Cô. Người đâu đó ghé chơi, người ta bình luận về Lăng Cô đẹp cũng đúng, buồn vắng cũng đúng, chẳng có gì phải ở lại đó cũng đúng luôn. Vì phía ngoài Lăng Cô đã có biển Thuận An, cũng có kiến tạo đầm phá, lại lợi đường đi vì ở gần thành phố Huế. Sau Lăng Cô đã có bờ biển Đà Nẵng trải dài, cát mịn, sóng xanh, núi trập trùng.

Lăng Cô chọn khách hay khách chọn Lăng Cô? Hẳn nhiên, đáp án là khách chọn. Khách đến đây vì một lý do riêng, rất riêng. Đến để buông mình theo biển vắng. Ở, để non nước mây trời khúc xạ nội tâm.

Năm 1993, tôi lên chuyến xe khách hành trình bắc vào nam. Xe ngày đó nhồi khách hết sức. Khi đến chân đèo Hải Vân, xe dừng lại cho nghỉ ngơi, ăn uống. Trong đêm, chỉ nghe vẳng lên hai tiếng Lăng Cô. Năm 2003, tốt nghiệp đại học, khi đó chưa có việc làm, nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương gọi tôi vào làm phóng viên. Tôi vào đó thăm hỏi, được thư ký tòa soạn đến phóng viên đều khuyên tôi nên tìm một thành phố sôi động. Vậy là tôi tạm biệt tạp chí, tôi qua đèo Hải Vân rồi lại về Lăng Cô ở vài ngày. Khung cảnh đẹp thế này, ảo tưởng văn hay chữ tốt của mình sẽ “tán tỉnh” Lăng Cô theo cách “vô tiền khoáng hậu” (trước đó chưa ai viết hay, sau này cũng không ai viết hay hơn). Và đó sẽ là một bài báo cất cặp giúp tôi đi tìm việc.

Ấy nhưng, tôi chả viết được chữ nào.

Vịnh Lăng Cô bình yên.

Vịnh Lăng Cô bình yên.

Gỡ “lớp lang” Lăng Cô

Tôi xin viết đôi điều ngoài lề Lăng Cô, bởi ở đây có chữ “cô” khiến tôi lại nhớ chữ “bà”. Hành trình vào phía nam, chúng ta có địa danh núi Bà Rá (Bình Phước), núi Bà Đen (Tây Ninh), thành phố Bà Rịa (Bà Rịa- Vũng Tàu), chợ thì có chợ: Bà Điểm, Bà Hom, Bà Quẹo, Bà Chiểu (Thành phố Hồ Chí Minh), ngược ra có chợ Bà Lê (Hội An), lễ hội Bà Thu Bồn (Quảng Nam).

Người Quảng Nam hay dùng từ “bà” đệm trước, ví như bà chó, bà gà, bà nhà, bà sông… và trong cách nói chuyện, người đàn ông họ cũng gọi là bà. Theo tôi nghĩ, tên gọi Lăng Cô đánh dấu sự uyển chuyển, chuyển tiếp của một cách gọi nữ tính và qua đèo Hải Vân nó đã nghiêng về tính nữ nhiều hơn.

“Vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội” - câu nói xưa, ý rằng, không có gì nhạt bằng xem hội bơi thuyền. Ở Lăng Cô có lễ hội đua thuyền, lễ hội cầu ngư mà nhiều tỉnh, thành duyên hải đều có. Xưa từ bắc vào Lăng Cô phải qua đèo Phước Tượng, đèo Phú Gia với chặng đường 10 km. Nếu từ phía nam ra phải qua đèo Hải Vân. Lăng Cô bị vây hãm bởi dãy núi Bạch Mã.

Tiếp cận Lăng Cô một cách chậm rãi, người Lăng Cô có cách nói hơi nhanh hơn so với vùng biển khác, ví như vùng cửa biển Thuận An cùng tỉnh. Trước đây, trong chuyến tàu từ nam ra bắc, ông khách đi tàu, quê gốc Lăng Cô, cho hay: “Tui cũng nghe thôi, không được rõ ràng lắm, những người đầu tiên về đây lập làng là người ở hạ lưu sông Thu Bồn”.

“Cha ông tui kể rằng, họ đi theo nhóm, đi theo một người đàn ông. Đó là một người có tính cách mạnh mẽ, kiên định và luôn sẵn sàng đương đầu với khó khăn. Ông được mọi người kính trọng không chỉ vì tay nghề biết làm nhiều việc, nói điều chắc chắn. Ông có khả năng thu phục được nhiều người. Khi nghe tin về một vùng đất dọc theo bờ biển chưa được khai phá, mà không bị ngập lụt, ông quyết định dẫn dắt gia đình và một số người bạn thân cận lên đường”.

Với địa thế khuất nẻo, Lăng Cô xưa như một điểm di cư lánh nạn, dựng đời. Đầu thế kỷ 20, có một bộ phận giáo dân Hòa Vang (Đà Nẵng) di cư ra và ở lại. Năm 1954, có một bộ phận người dân di cư từ Quảng Trị vào.

Cả Lăng Cô chờ bạn

Lăng Cô không những là nơi có bãi biển đẹp mà còn là một trong ba vịnh đẹp của Việt Nam. Tháng 5/2009, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ V của Câu lạc bộ vịnh biển thế giới (World-bays Club) tổ chức tại thành phố Setubal (Bồ Đào Nha), vịnh Lăng Cô đã trở thành thành viên thứ 30 của câu lạc bộ.

Trong sáu tháng đầu năm 2024, thị trấn Lăng Cô đã đón khoảng 10 nghìn lượt khách du lịch quốc tế. Đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của du khách quốc tế đối với vẻ đẹp hoang sơ và tiềm năng du lịch của Lăng Cô.

Nhưng như đã nói ở kỳ 1, còn nhiều điều phàn nàn. Đầm Lập An như một bãi cọc của nhiều nhà hàng. Người Lăng Cô cũng cần phải học thêm về cách làm du lịch. Khách đến không chỉ tắm biển, ngắm cảnh, trải nghiệm du lịch cộng đồng. Khách cần phải ăn uống. Nhà hàng món Việt ở Lăng Cô có khá nhiều nhưng vẫn “lép” thương hiệu. Chị Đinh Thị Ngọc Diệp, một hướng dẫn viên du lịch cho biết: “Nhà hàng ở đây chuyên đồ Á, đồ Việt, nhưng món tôm nướng xiên que hệt như chợ đêm. Mực trong món mì xào còn không được bóc vỏ”.

Những nhà hàng ẩm thực theo kiểu phương tây đặt tại Lăng Cô sẽ vấp phải vấn đề nguồn cung nguyên liệu không sẵn có như ở Đà Nẵng hay Hội An. “Cái đáng phê bình nhất vẫn là món Việt, hình như họ chưa vượt qua tính địa phương để phù hợp với du khách khắp nơi”, bà Nguyễn Thị Nhung, chủ nhà hàng cơm Đèn Dầu (Hội An, Quảng Nam), trong một lần đến Lăng Cô cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null