Hơn 500 lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bị bắt, trục xuất về nước

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trong 6 tháng đầu năm 2018, số người Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước là 988 người, 518 người bị bắt và trục xuất về nước.

Hơn 500 lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bị bắt, trục xuất về nước Trong 6 tháng đầu năm 2018, số người Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước là 988 người, 518 người bị bắt và trục xuất về nước. 1 Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo của Ban Quản lý lao động Việt Nam thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và thống kê của các cơ quan chức năng của Hàn Quốc. Số người bị bắt và trục xuất về nước là 518 người, trong đó phần lớn là người lao động cư trú và làm việc bất hợp pháp. Bên cạnh đó, cũng có gần 1000 lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã tự nguyện về nước. Cũng theo thống kê trên, số lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS) là 38.331 người, số thuyền viên tàu cá gần bờ là 7.067 người và số lao động chuyên môn kỹ thuật (visa E7) là 1.788 người. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), trong năm 2018, phía Hàn Quốc dự kiến tiếp nhận 3.500 lao động Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, chưa bao gồm lĩnh vực nông nghiệp và ngư nghiệp. Thực hiện Bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS), Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc. Theo đó, Cục đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, kêu gọi lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn và tự nguyện về nước được tổ chức tại cả Việt Nam và Hàn Quốc. Cục đã phối hợp với chính quyền các địa phương (Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh), tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động người lao động tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn với sự tham gia của chính quyền các cấp và các cơ quan truyền thông, báo, đài… Thời gian tới, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tổ chức các hội nghị này tại các huyện, xã nơi có nhiều lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. Về chính sách ký quỹ đối với lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS, Cục sẽ tiếp tục thực hiện và kiên quyết xử lý các trường hợp lao động vi phạm. Đồng thời, Cục kiên quyết tạm dừng tuyển chọn lao động tại các địa phương có tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp cao. Nguyễn Trang/VOV
 



Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo của Ban Quản lý lao động Việt Nam thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và thống kê của các cơ quan chức năng của Hàn Quốc.

Số người bị bắt và trục xuất về nước là 518 người, trong đó phần lớn là người lao động cư trú và làm việc bất hợp pháp. Bên cạnh đó, cũng có gần 1000 lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã tự nguyện về nước.

Cũng theo thống kê trên, số lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS) là 38.331 người, số thuyền viên tàu cá gần bờ là 7.067 người và số lao động chuyên môn kỹ thuật (visa E7) là 1.788 người.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), trong năm 2018, phía Hàn Quốc dự kiến tiếp nhận 3.500 lao động Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, chưa bao gồm lĩnh vực nông nghiệp và ngư nghiệp.

Thực hiện Bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS), Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc.

Theo đó, Cục đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, kêu gọi lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn và tự nguyện về nước được tổ chức tại cả Việt Nam và Hàn Quốc.

Cục đã phối hợp với chính quyền các địa phương (Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh), tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động người lao động tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn với sự tham gia của chính quyền các cấp và các cơ quan truyền thông, báo, đài…

Thời gian tới, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tổ chức các hội nghị này tại các huyện, xã nơi có nhiều lao động đi làm việc tại Hàn Quốc.

Về chính sách ký quỹ đối với lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS, Cục sẽ tiếp tục thực hiện và kiên quyết xử lý các trường hợp lao động vi phạm. Đồng thời, Cục kiên quyết tạm dừng tuyển chọn lao động tại các địa phương có tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp cao.

Nguyễn Trang/VOV

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.