Hơn 3.000 học sinh đau mắt đỏ, Đắk Nông tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh này

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hơn 3.000 học sinh trên địa bàn bị đau mắt đỏ, tỉnh Đắk Nông tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh này.

Ngày 15.10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Nông cho biết, tính đến ngày 10.10, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 3.825 trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ.

Số trường hợp mắc bệnh chủ yếu là học sinh với 3.048/3.825 ca, chiếm gần 80%. Hiện tại, 2 chùm ca bệnh đau mắt đỏ tại Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm và Trường THCS Đắk Mâm (đều nằm ở H.Krông Nô) đã được khống chế, không ghi nhận ca mới.

Bác sĩ khám bệnh đau mắt đỏ cho trẻ em. Ảnh: Trần Hiếu
Bác sĩ khám bệnh đau mắt đỏ cho trẻ em. Ảnh: Trần Hiếu

Nhằm kiểm soát, khống chế dịch bệnh, CDC tỉnh Đắk Nông kiến nghị Trung tâm y tế các huyện, TP.Gia Nghĩa tiếp tục tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh đau mắt đỏ tại địa phương; kịp thời phát hiện, xử lý triệt để ổ dịch bệnh đau mắt đỏ, không để dịch lan rộng, kéo dài; tham mưu UBND các huyện, TP.Gia Nghĩa tăng cường chỉ đạo, triển khai mạnh mẽ các hoạt động truyền thông, giám sát, xử lý ca bệnh, ổ dịch; sẵn sàng vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động điều tra, xử lý ổ dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn quản lý và tuân thủ chế độ báo cáo bệnh truyền nhiễm, chia sẻ thông tin chính xác và kịp thời.

Đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông và cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện, cần tổ chức tốt việc khám, phát hiện, tư vấn, điều trị và đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện theo đúng quy định của Bộ Y tế. Cập nhật các phác đồ điều trị, tích cực công tác khám bệnh, chữa bệnh, hội chuẩn, chuyển tuyến theo quy định; hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng nặng liên quan đến bệnh đau mắt đỏ; tuân thủ chế độ báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định và chia sẻ thông tin chính xác và kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.