Hơn 120 năm tù cho 41 người giả cô dâu, chú rể lừa đảo người khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các đối tượng đã đóng giả thành cô dâu, chú rể, người cần đặt tiệc để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của 13 cơ sở dịch vụ gia chánh bị tuyên phạt tổng cộng hơn 120 năm tù.

Sau 2 ngày xét xử, chiều 1-4, HĐXX TAND tỉnh Đắk Lắk đã tuyên án đối với 41 bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm


Bị cáo H BLuên Kriêng (SN 1985, ngụ xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) - chủ mưu của vụ án bị tuyên phạt mức án cao nhất là 15 năm tù. Các bị cáo còn lại từ 9 tháng 17 ngày đến 8 năm tù. Tổng cộng 41 bị cáo bị tuyên phạt hơn 120 năm tù.

Theo HĐXX, từ tháng 9-2018 đến tháng 3-2019, H BLuên Kriêng đã bàn bạc với 40 người khác cùng nhau thực hiện 101 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 1,692 tỉ đồng của 13 cơ sở dịch vụ gia chánh.

Cụ thể, các đối tượng chia làm nhiều nhóm nhỏ đóng giả người có nhu cầu đặt tiệc, đóng giả cô dâu, chú rể... gọi tới các cơ sở dịch vụ gia chánh giả vờ đặt tiệc. Sau khi ký hợp đồng đặt tiệc, các đối tượng mượn tiền của các cơ sở dịch vụ gia chánh để "chuẩn bị đám, tiệc" rồi chiếm đoạt.

Liên quan trong vụ án này, có bị can H Mri Byă sau khi bị khởi tố đã bỏ trốn, đang bị truy nã. Ngoài ra, có 10 người khác liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội của các đối tượng trong vụ án nhưng đến nay cơ quan điều tra chưa làm việc được nên tách vụ án để tiếp tục điều tra.

Theo Cao Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.