Học lịch sử không phải bằng nhớ ghi con số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố môn thi thứ tư là Lịch sử cho kỳ thi vào lớp 10 trường công đã tạo ra một cuộc đua học Lịch sử. Dân ta phải biết sử ta là đây chứ đâu xa.

Soạn sách dạy và học môn sử rất quan trọng, làm sao để môn Lịch sử trở thành hấp dẫn, lôi cuốn. Ảnh: LĐO
Soạn sách dạy và học môn sử rất quan trọng, làm sao để môn Lịch sử trở thành hấp dẫn, lôi cuốn. Ảnh: LĐO
Phụ huynh có con thi lớp 10 năm nay chạy tìm nơi dạy Sử để gửi con, các lò luyện thi môn sử cũng ra đời đáp ứng nhu cầu học Sử của thị trường, online cũng nhiều và offline cũng không ít.
Thực tế này đặt ra câu hỏi tại sao phải đi học luyện thi môn lịch sử?
Đơn giản là vì cả năm học, nhiều học sinh cho rằng, môn lịch sử là môn phụ, không thèm học, chỉ đầu tư cho Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh văn. Giáo viên môn Lịch sử từng cay đắng khi có những kỳ thi, học sinh bị điểm 0 môn lịch sử rất nhiều, còn lại đa số là điểm liệt, điểm thấp. Thầy cô dạy môn Lịch sử có cảm giác bị phụ huynh và học sinh xem thường, người học không say mê nên người dạy cũng chán ngắt.
Suốt nhiều năm đi học, học sinh chỉ lo học thêm các môn được cho là “môn chính”, có mấy ai đi học thêm môn lịch sử, nên môn Lịch sử giống như môn học hạng hai trong nhà trường. Và cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng, giáo viên môn Lịch sử cũng tự cho mình không được “thị trường” chấp nhận như giáo viên các môn học khác.
Thực tế xã hội như vậy khiến cho ngành Sử trong các trường đại học không có sinh viên theo học, nhiều trường phải đóng cửa ngành học này, hoặc ghép chung thành khoa Văn - Sử. Sinh viên không theo học ngành này cũng dễ hiểu, bởi vì ra trường khó xin việc làm, nếu là ngành sư phạm, đi dạy thì không được tôn trọng như các ngành khác, không dạy thêm được vì không có học sinh.
Từ chuyện học sinh nháo nhác đi ôn thi môn Lịch sử tại Hà Nội, cho thấy cần thay đổi nhận thức của chính trong ngành giáo dục về môn Lịch sử. Phải dẹp bỏ ngay tư duy có môn học chính và môn học phụ, dẹp bỏ ngay cơ cấu môn này điểm thi hệ số 2 trong lúc môn khác lại hệ số 1. Sự phân biệt đối xử ngay từ trong ngành giáo dục dẫn đến sự phân biệt trong nhận thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh và toàn xã hội.
Tất cả môn học đều là môn học chính, tổ chức thi cử như nhau, thì không thể có chuyện học sinh xem thường môn học Lịch sử như hiện nay.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, soạn sách dạy và học môn sử rất quan trọng, làm sao để môn Lịch sử trở thành hấp dẫn, lôi cuốn, sinh động, rung cảm để học sinh yêu môn học này. Học Lịch sử mà bị bắt buộc phải nhớ ghi con số, bắn bao nhiêu giặc, giết bao nhiêu địch, thì đúng là không thể yêu Lịch sử nổi.
LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.