Hoài niệm tháng 5

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng 5. Vào hạ. Nắng gay gắt, nóng ran, cơn mưa rào bất chợt, thảng thốt ve ngân, ngơ ngác bằng lăng tím, bật thức vài chùm hoa phượng đỏ… Lòng chợt nghĩ và nhớ vẩn vơ.
Nhớ cánh đồng làng mùa gặt. Xóm làng được điểm tô một màu vàng dưới nắng. Rạ rơm vàng nâu phơi đầu ngõ, cuối vườn, dọc đường làng, bãi trống, gò hoang. Lúa vàng tươi cả sân phơi. Đàn gà với bộ lông vàng tía chẳng buồn bới tìm, nhẩn nha mổ vài hạt thóc rồi đưa chân nghịch bới. Những chú bò lông vàng nâu thung dung trên cánh đồng phơi gốc rạ vàng xỉn ngập trong không gian vàng dịu nắng ban mai, vàng se nắng ngả về chiều. Vắt mình ngang qua dãy núi xa xa cuối cánh đồng, mây cuối ngày từng tảng sậm vàng ngả màu huyết dụ đùn lên như tổ mối đất. Cái sắc vàng như biến ảo ấy, hồi nhỏ, tôi mặc định chỉ có ở làng mình, để rồi nâng niu gìn giữ nó suốt dài dọc cuộc đời.
Nhớ đêm trăng sáng cùng bạn bè trang lứa đuổi bắt đom đóm cho vào lọ thủy tinh, đưa tay huê huê dẫn dụ những con từ xa bay lại rồi chộp lấy. Có biết đâu, ánh sáng nhấp nháy ma mị kia có thể là tín hiệu cầu cứu, mà đồng loại chúng lại nhầm tưởng niềm vui rủ rê nhập đàn cùng làm cuộc phiêu lưu. Nhớ trò chơi trốn tìm, hễ bị “bùm” đúng tên là chịu “chết” chứ chẳng hề chối cãi, dù trong góc tối ấy có đến vài ba đứa cùng nấp trốn. Trẻ con vốn thật thà!
Ảnh: DUY LÊ
Ảnh: DUY LÊ
Nhớ ngày ôn thi năm cuối cấp. Bài vở dồn nén trong thời gian gấp gáp, không gian ngột ngạt oi bức giữa thời khắc giao mùa. Tháng 5, vọng về từ tiềm thức hồi trống tan trường, những buổi học cuối cùng, lời thầy-cô giáo, cuốn lưu bút chuyền tay viết vội, tấm hình chụp chung trước sân trường… Mùa hạ cuối đi qua cuộc đời đã hơn 35 năm mà như vừa mới đấy! Bất giác tôi muốn vùng dậy, một mình lang thang trên phố dõi mắt trông theo các em đồng phục tinh khôi vỡ ùa từ khuôn cửa lớp, trên sân trường, trước cổng, tỏa ra khắp nẻo đường loang loáng nắng.
Tháng 5, nhớ bước chân mình đổ dồn lên bóng nắng, mới chớm trưa mà ràn rạt nắng về. Chợt giật mình bắt gặp từng đàn bướm cánh vàng nhạt, mỏng mảnh chập chờn gọi nắng. Dưới bóng nắng xiên tán lá, giữa chang chang sắc vàng pha bụi đỏ, bên bờ suối, giữa đồng không, dưới tán rừng già, bên ghềnh khe đá…, bươm bướm chập chờn thành đụn, thành đàn ngợp một góc trời như reo vui, như đùa cùng nắng gió. Đôi chỗ chúng đậu thành thảm, chen lấn lên nhau xếp thành lớp, cánh mỏng khép mở nhẹ nhàng như khoe như diễn. Theo cùng đàn bướm, ta thường bắt gặp những chú sẻ nâu lượn cùng, đuổi bắt, tránh né mà quyện hòa như thể dâng hiến bởi cuộc sinh tồn kia là lẽ đương nhiên giữa các loài thiên địch. Đã đi qua tuổi thơ đuổi chim bắt bướm từ lâu lắm, thế mà lần nào nhìn thấy đàn bướm chập chờn trong nắng gió, tụ rồi tan, tan rồi tụ khi cao khi thấp, chậm nhanh không theo quy luật với vũ điệu tập thể đông nghìn nghịt lòng cũng vẫn say, vẫn đắm! Chúng từ đâu đến? Từ bát ngát không gian nhiều nắng gió, nơi đất bazan tơi vỡ bụi mờ ẩn mình những thảm thảo mộc ngủ yên? Chúng là gió, là sương? Chúng nương theo gió, theo hơi sương tựa hồ như phát tán? Chúng tụ lại gọi mưa đầu mùa để rồi ẩn mình vào đất cho lớp lớp mầm sống cựa mình, bừng thức sau mưa?
Tháng 5 ngồi nhớ. Nỗi nhớ chắp vá, có nắng của ngày xưa, nắng của bây giờ. Thì cứ im lặng cho kỷ niệm chạy về từng giọt, từng giọt đọng lại thành tên: Nhớ…
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.