(GLO)- Một người bạn đã rủ tôi xuôi đường xuống Vĩnh Thạnh, Bình Định. Đây là huyện miền núi sát với huyện Kbang, Gia Lai. Mùa này, hai bên bờ suối khoác lên mình một tấm áo rực rỡ của hàng trăm cây vàng anh, nổi bật trên nền trời xanh thắm.
(GLO)- Không biết đã bao lần tôi thả bước giữa những đồi chè Biển Hồ xanh ngát. Nơi ấy có những cây muồng già sum suê tỏa bóng, đan xen trong vườn chè. Mùa hoa muồng nở rộ, những chùm hoa vàng dắt díu, đung đưa, ánh lên trong nắng sớm.
(GLO)- Bài thơ “Chạm“ của tác giả Lê Vi Thủy tựa một thước phim quay chậm khi miêu tả khoảnh khắc cuối đông với chiếc lá nhẹ rơi trong gió, ánh hoàng hôn buông. Tiếp nối là những khung cảnh bình minh tươi vui, hoa vàng khoe sắc, nếp nhà thay áo mới… Thêm một lần nữa, Lê Vi Thủy thành công khi đưa sắc màu hội họa tô điểm vào những câu thơ.
(GLO)- Vẫn bằng giọng thơ êm đềm, mộc mạc, nhà thơ Tạ Văn Sỹ đem chất đa tình, lãng mạn gửi vào “mưa thu giăng ngàn“ của phố núi qua tác phẩm “Pleiku, hoa vàng và em“.
Tỉnh Phú Yên thuộc nhóm nguy cơ thấp nhưng vẫn tiếp tục tạm dừng việc tổ chức các lễ hội, các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, tham quan, du lịch, karaoke, massage, quán bar, vũ trường… để phòng chống COVID-19.
(GLO)- Tháng 4-2009, tôi đã có dịp cùng các bạn thời trung học du lịch sang Lào vào những ngày Tết cổ truyền (còn gọi là Bunpimay). Bên cạnh lễ hội té nước nổi tiếng ở đất nước Triệu Voi thì những du khách như chúng tôi không thể nào quên được sắc màu vàng rực của loài hoa Dok Khun xuất hiện ở hầu khắp mọi nơi, từ đường phố cho đến sân chùa, khách sạn, trước mỗi hiên nhà. Từ thủ đô Viêng Chăn ngược lên cố đô Luang Prabang rồi trở vào các tỉnh, thành phía Nam như: Savanakhet, Paksé, Attapeu… đến đâu cũng có thể bị mê hoặc bởi loài hoa này với triệu triệu chùm hoa vàng dài vút cong, nhìn xa như những chiếc đèn lồng màu vàng buông lơi trong gió.