"Hãy bình đẳng, yêu thương và chia sẻ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là thông điệp của Hội thi tìm hiểu Luật Phòng-chống bạo lực gia đình lần thứ II năm 2017 do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa tổ chức với ý nghĩa sâu sắc, kêu gọi cả xã hội hãy chung tay phòng-chống bạo lực gia đình, góp phần xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng.

Hội thi tìm hiểu Luật Phòng-chống bạo lực gia đình lần này thu hút 12 đội với 83 thí sinh đại diện cho các Câu lạc bộ “Phòng-chống bạo lực gia đình” tại các thôn, làng trên địa bàn tỉnh. Các đội đã mang đến hội thi những màn chào hỏi ấn tượng thông qua các bài thơ, hò vè, hát múa để giới thiệu về những thành tích nổi bật của địa phương, những công việc, đóng góp của các thành viên trong câu lạc bộ (CLB) với cộng đồng.

 

Một tiểu phẩm biểu diễn tại Hội thi. Ảnh.H.T
Một tiểu phẩm biểu diễn tại Hội thi. Ảnh.H.T

Bên cạnh đó, các tiểu phẩm cũng được đầu tư, dàn dựng công phu, có nhiều tình tiết lôi cuốn, hấp dẫn, xuất phát từ thực tiễn, mang đậm hơi thở cuộc sống xoay quanh chủ đề chính là “Phòng-chống bạo lực gia đình” như: “Hạnh phúc từ những điều giản dị”-huyện Chư Pưh, “Giấc mơ đen”-huyện Mang Yang, “Chưa là quá muộn”-huyện Kbang, “Quay đầu là bờ”-thị xã Ayun Pa, “Sống trong nước mắt”-thị xã An Khê… Qua phần thi tiểu phẩm, các đội đều muốn gửi đến hội thi thông điệp “Hãy bình đẳng, yêu thương và chia sẻ” nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Trong số các tiểu phẩm tại hội thi, tiểu phẩm “Giấc mơ đen” của huyện Mang Yang đã để lại nhiều ấn tượng cho khán giả với nhân vật chính người chồng mê cá độ bóng đá, lô đề và tính rất gia trưởng. Dần dà, người chồng đã thay đổi, chịu khó làm ăn, yêu thương gia đình, vợ con sau khi được các ban ngành tìm đến tuyên truyền về Luật Phòng-chống bạo lực gia đình. Đại diện cho các thành viên tham gia phần thi tiểu phẩm, bà Nguyễn Thị Vui cho biết: “Qua tiểu phẩm “Giấc mơ đen”, thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến hội thi là “Hãy bình đẳng, yêu thương và chia sẻ”. Đây là câu chuyện có thật ở thôn Suối Phèn (xã Đak Yă, huyện Mang Yang). Vì vậy, đội huyện Mang Yang mong muốn góp tiếng nói chung đến những người chồng có tính ham mê cờ bạc, lô đề là hãy làm việc chân chính, sa vào cá độ, lô đề sẽ không đem lại lợi ích gì mà chỉ làm gia đình tán gia bại sản”.

 

Ông Phạm Hồng Phong-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Trưởng ban tổ chức Hội thi: “Các đội tham gia hội thi lần này đều được lựa chọn từ Hội thi tìm hiểu Luật Phòng-chống bạo lực gia đình ở cấp cơ sở nên đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho từng phần thi. Qua hội thi cho thấy, các đội đều có nhận thức cơ bản về Luật Phòng-chống bạo lực gia đình. Chúng tôi hy vọng, sau hội thi, mỗi thành viên trong các đội sẽ tiếp tục là những nhân tố tích cực để tuyên truyền Luật phòng-chống bạo lực gia đình ở địa phương”.

Trong khi đó, với tiểu phẩm “Hạnh phúc từ những điều giản dị”, đại diện cho đội thi huyện Chư Pưh, anh Phan Thanh Văn chia sẻ: “Mình đã xây dựng gia đình nên hiểu được việc giữ gìn hạnh phúc gia đình không nhất thiết phải từ những điều to tát mà hàng ngày, mỗi thành viên trong gia đình hãy quan tâm đến nhau từ những việc nhỏ nhất như: người chồng đi làm về cùng phụ vợ cơm nước, chăm sóc con cái hay vợ chồng cùng bàn bạc thống nhất mọi chuyện thì gia đình luôn hạnh phúc, chẳng bao giờ có bạo lực”.

12 câu chuyện về chủ đề “Phòng-chống bạo lực gia đình” tại phần thi tiểu phẩm tại hội thi là những câu chuyện sâu sắc, nhắc nhở mỗi người về cách sống, cách giáo dục con cái, tình yêu thương, trách nhiệm, bổn phận của mỗi thành viên trong gia đình. Và rộng hơn chính là trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể đối với công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của người dân về nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, để mỗi gia đình thực sự là tế bào tốt của xã hội.

Hà Tây

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.