Hàng rong "bao vây" cổng trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ở trước các cổng trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn TP. Pleiku có rất nhiều gánh hàng rong bán đủ các loại bò khô, trái cây ngâm, si rô, bánh tráng trộn, kẹo bông… và nhiều loại đồ chơi có màu sắc bắt mắt. Điều đáng nói là hầu hết các loại hàng này đều không rõ nguồn gốc, không có ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng.
 

 Nhiều gánh hàng rong bày bán la liệt trước cổng Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku). Ảnh: Phan Lài
Nhiều gánh hàng rong bày bán la liệt trước cổng Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku). Ảnh: Phan Lài

Dạo quanh một vòng trước nhiều cổng trường, chúng tôi thấy rất nhiều mặt hàng được bày bán la liệt trước cổng trường. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là đầu giờ học, giờ ra chơi và cuối giờ học, nhiều học sinh ra khỏi cổng là lập tức sà ngay vào các quán hàng rong. Đặc điểm chung của các loại thức ăn trước cổng trường này đều rất rẻ, hợp với túi tiền học sinh. Với mức giá 1.000-10.000 đồng/loại sản phẩm, học sinh vô tư lựa chọn; một túi bánh tráng trộn 2.000 đồng, da hổ có giá 1.000 đồng/bì, xúc xích nướng 3.000 đồng/cây… Đặc biệt, để thu hút các “Thượng đế” nhí, nhiều loại bánh kẹo được đóng gói kèm theo đồ chơi với đầy đủ các nhân vật hoạt hình, các con vật mà trẻ nhỏ ưa thích, vừa được ăn lại có đồ để chơi nên các em rất hứng thú và quyết mua bằng được. Tuy nhiên, màu sắc bắt mắt, hấp dẫn của các mặt hàng đó là do các phẩm màu độc hại; trên bao bì không ghi rõ nguồn gốc và nếu có thì toàn tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Trung Quốc. Những mặt hàng này không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nguy cơ độc hại rất cao nhưng vẫn được bày bán công khai hàng ngày.

Theo lời của các “Thượng đế” nhí thì bánh tráng trộn và các loại nước sirô được xem là những món được “ưa chuộng” nhất. Em Võ Hồng Nhật Linh-học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ (02, đường Sư Vạn Hạnh) kể: “Ngày nào bố mẹ cháu cũng cho 20.000 đồng để ăn sáng. Các món ăn trước cổng trường vừa ngon vừa rẻ nên cháu mua ăn luôn cho tiện. Hơn nữa, ăn ở đây còn được gặp các bạn, mỗi người mua một món rồi ăn chung nên vui lắm”. Còn đối với Nguyễn Thu Thủy-học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (đường Phạm Văn Đồng) thì: “Thỉnh thoảng em mới mua đồ ăn ở đây thôi, tại mẹ em cũng dặn những đồ ăn có tặng kèm đồ chơi này thường là của Trung Quốc, nhưng các loại đồ ăn này thơm và dai nên ăn rất thích, ăn xong lại có đồ chơi nữa nên em vẫn lén mẹ để mua”.

Có mặt tại cổng Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (đường Hùng Vương), chúng tôi chứng kiến được cảnh chủ quầy hàng xúc xích đang tất bật chuẩn bị những xiên xúc xích nướng thơm nức phục vụ học sinh sau giờ tan học. Quán nằm ngay trên vỉa hè, những xiên xúc xích không được che đậy phủ đầy khói bụi, mặt bàn không được lau chùi, chảo mỡ thì đen sì và dầu ăn thì được dùng đi dùng lại không biết bao nhiêu lần nhưng vẫn luôn thu hút được sự chú ý của phụ huynh và học sinh. Khi được hỏi về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, bà Hai-chủ quầy hàng thản nhiên nói: “Những mặt hàng này tôi lấy ở ngoài chợ Lớn, thấy rẻ thì mua về bán cho học sinh kiếm lời thôi, một tháng tôi cũng chỉ kiếm được gần 2 triệu đồng. Nhưng cô yên tâm, sản phẩm được gói cẩn thận lắm. Tôi bán hàng ở đây hơn chục năm nay mà thấy có ai bị ngộ độc đâu. Hơn nữa, một sản phẩm chỉ có giá vài ngàn đồng thì cũng không nên đòi hỏi quá nhiều”.

 

 Nhiều phụ huynh sẵn sàng mua đồ trước cổng trường cho con em mình. Ảnh: Phan Lài
Nhiều phụ huynh sẵn sàng mua đồ trước cổng trường cho con em mình. Ảnh: Phan Lài

Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Thu-phụ huynh học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ tỏ ra khá bức xúc: “Các gánh hàng rong thường bán những mặt hàng rất mất vệ sinh, nhiều lúc cấm và không cho con tiền tiêu vặt rồi, nhưng cứ mỗi giờ tan trường, thấy các bạn mua là con mình lại đòi. Hơn nữa, có những lúc đón con, chúng tôi phải đứng xuống cả lề đường vì những gánh hàng rong đã chiếm dụng vỉa hè làm nơi buôn bán mất rồi. Bực mình lắm nhưng cũng chẳng biết phải làm sao”.

Nói về các quầy hàng rong trước cổng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (đường Lê Lợi), cô Nguyễn Thị Chung-Phó hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Buổi chào cờ đầu tuần và các buổi sinh hoạt lớp, nhà trường đều tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh, học sinh không nên dùng các loại thực phẩm bán rong trước cổng trường. Đồng thời, trường cũng nhờ tổ dân phố xuống kiểm tra, yêu cầu ngừng buôn bán nhằm tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe học sinh. Nhưng được một thời gian thì việc buôn bán vẫn tiếp tục, thấy các cán bộ tổ dân phố đến là họ bỏ trốn. Bên cạnh đó, vấn đề này còn tùy thuộc vào ý thức của các bậc phụ huynh lẫn các em học sinh bởi hành vi ăn quà rong của học sinh được diễn ra ngoài cổng trường là chính nên trường cũng khó can thiệp”.

Dẹp những mặt hàng độc hại trước cổng trường là việc vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ của rất nhiều ban ngành, đoàn thể. Và trong khi chờ đợi một giải pháp có hiệu quả hơn cho vấn đề này, các bậc phụ huynh vẫn phải tiếp tục phấp phỏng lo sợ cho sức khỏe của con em mình trước sự cám dỗ, mời gọi của những mặt hàng không rõ xuất xứ.

Phan Lài

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.