Hàng lậu qua sông Sê Pôn giữa mùa dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại vùng biên Quảng Trị, không chỉ gắn mục tiêu kép là ngăn dịch bệnh Covid-19 và phát triển kinh tế, địa phương còn gánh thêm mục tiêu... chống nạn buôn lậu đang gia tăng, đặc biệt là trên sông Sê Pôn.
 

Lực lượng biên phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát dọc sông Sê Pôn mùa dịch. Ảnh: THANH LỘC
Lực lượng biên phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát dọc sông Sê Pôn mùa dịch. Ảnh: THANH LỘC



“Dòng sông buôn lậu”

Mặc dù đã cấm người qua lại trên khu vực biên giới Quảng Trị để phòng chống dịch Covid-19, tuy nhiên thời gian gần đây, do giá các mặt hàng như đường kính, bia rượu và các nhu yếu phẩm khác tăng cao, nên tình trạng buôn lậu gia tăng trở lại. Các nhóm buôn lậu rất tinh vi và nhiều thủ đoạn để đưa hàng lậu vào nội địa. Dù lực lượng chức năng đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng tình trạng buôn lậu vẫn đang diễn biến phức tạp. Đặc biệt là trên tuyến sông Sê Pôn, đường biên tự nhiên của 2 nước Việt - Lào, đến mức được ví von là “dòng sông buôn lậu”.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên đầu tháng 9.2021, dọc tuyến biên giới trên sông Sê Pôn, thuộc quản lý của Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, giáp với nước bạn Lào có chiều dài khoảng 13 km, có rất nhiều thuyền đang tập kết ở phía nước bạn. Những thuyền này được che bạt, “tụm năm tụm ba” khá thoải mái, như những con thuyền dân sinh bình thường.

Theo tìm hiểu của PV, đây là thời gian mực nước sông Sê Pôn đang cạn, chảy khá chậm. Và đây cũng là lúc một số thuyền nói trên “hiện nguyên hình” là phương tiện chở hàng lậu vượt sông vào Việt Nam, khi vắng bóng lực lượng chức năng, đặc biệt là vào ban đêm.


 

Những chiếc thuyền máy tập kết trên sông Sê Pôn phía bờ nước bạn Lào giữa ban ngày. Ảnh: THANH LỘC
Những chiếc thuyền máy tập kết trên sông Sê Pôn phía bờ nước bạn Lào giữa ban ngày. Ảnh: THANH LỘC


Đáng nói, toàn tuyến biên giới trên bộ cũng như trên sông Sê Pôn giữa Quảng Trị với Lào, lực lượng biên phòng đã bố trí 118 tổ, chốt, để phòng chống Covid-19 và phòng chống các loại tội phạm trên biên giới.


Thượng tá Hoàng Hữu Thiện, Đồn trưởng Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, thừa nhận tình trạng buôn lậu dọc sông Sê Pôn đang “nóng” trở lại trong thời gian gần đây. Lý do, theo ông Thiện là các mặt hàng thiết yếu tăng giá, từ hệ lụy của dịch Covid-19 trong nước. Thêm nữa, các đối tượng buôn lậu cũng nắm bắt được việc lực lượng biên phòng đang dồn hết sức để làm nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh ở biên giới nên lợi dụng để gia tăng hoạt động.

Cũng theo lực lượng biên phòng, trong giai đoạn này, dọc tuyến sông Sê Pôn, người dân mở khá nhiều đường mòn, lối mở. Đây là một trong những cơ hội để các đối tượng buôn lậu lợi dụng tập kết hàng lậu và nhập cảnh trái phép.

Không vì chống dịch mà buông lỏng kiểm soát

Trước tình trạng trên, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Đức Cường, Phó chủ tịch UBND TT.Lao Bảo (H.Hướng Hóa), cho biết: “Chính quyền địa phương chỉ đạo từ chi bộ cho đến khóm, bản, mỗi khi họp dân thì tăng cường công tác tuyên truyền; phối hợp với cơ quan chức năng để tuần tra, kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trong thời điểm này”.

 

Đường kính, mặt hàng “hot” của các nhóm buôn lậu dọc sông Sê Pôn hiện nay
Đường kính, mặt hàng “hot” của các nhóm buôn lậu dọc sông Sê Pôn hiện nay.


Trong khi đó, đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị, cho biết đã lập hàng chục chốt cố định, đưa hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ đến trực chốt để lập vành đai an toàn phòng, chống dịch dọc biên giới Việt - Lào. “Chúng tôi đã điều động tối đa lực lượng, phương tiện. Ngoài các chốt, chúng tôi tăng cường thêm phương tiện tuần tra dọc sông Sê Pôn. Ngoài ra, chúng tôi phối hợp với công an triển khai các tuyến phía sau để chốt chặn trên các trục đường. Đồng thời phối hợp với các lực lượng, tăng cường chia sẻ thông tin, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm”, đại tá Phương nhấn mạnh.

Theo ông Phương, những nỗ lực của lực lượng biên phòng và các ngành chức năng khác suốt 2 năm trời không thể bị “đổ sông đổ biển” vì những kẻ buôn lậu. Buôn lậu lúc này không chỉ làm mất an ninh trật tự trên biên giới, mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch Covid-19 vốn đang diễn biến phức tạp.

Theo số liệu của Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị, từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng biên phòng của tỉnh đã phát hiện và bắt giữ gần 80 vụ buôn lậu, với tổng giá trị hàng hóa tang vật thu giữ 1,2 tỉ đồng; phát hiện, bắt giữ hơn 300 vụ xuất nhập cảnh trái phép.


Theo Nguyễn Phúc (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.