Hai thiên thần bé trên phố núi Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau nhiều năm bế tắc và tuyệt vọng khi chạy chữa vô sinh hiếm muộn mà không có kết quả, vợ chồng chị Lê Thị Ánh Nguyệt (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã tìm thấy 'ánh sáng' trong cuộc đời mình. Hai 'thiên thần bé' đã đến với anh chị trong niềm hạnh phúc vô bờ bến.
 
Hai bé trai ra đời sau trong niềm vui vô bờ bến của gia đình. Ảnh: GĐCC
“Tôi là một giáo viên về hưu, chồng ở bên quân đội. Nhà tôi ở thành phố tỉnh lỵ Gia Lai. Con gái tôi tên là Lê Thị Ánh Nguyệt, sinh tháng 12 năm 1987. Đang công tác ở ngành ngân hàng của lực lượng vũ trang ở Gia Lai".
"Mọi việc bắt đầu từ khi các cháu cưới chồng, “thả” mãi mà chẳng có thai. Chồng nó là con trai cả, nên rất nóng lòng có cháu đích tôn cho ông bà. Nhà chồng cháu rất quan tâm và chu đáo. Đi khám ở nhiều bệnh viện lớn, họ xác định nguyên nhân nhưng điều trị mãi vẫn không hiệu quả.
Quả thật, điều trị lĩnh vực vô sinh hiếm muộn không dễ. Nhiều lần, cháu nhà tôi được chuyên gia bơm trứng với hy vọng sẽ sớm có thai. Liên tiếp các lần không thành công, mẹ con tôi lại ôm nhau mà khóc. Bác sỹ động viên, có người bơm bảy lần rồi chín lần thì mới thành công, có gì mà cô phải vội buồn.
Mức độ vô sinh hiếm muộn của vợ chồng các cháu là rất trầm trọng. Tôi còn nhớ, con gái và con rể tôi, cùng với tôi ra Hà Nội tới 6 lần mà vẫn không “đậu” thai nổi. Tôi là giáo viên, phải nghỉ việc để chăm nuôi em nó. Tôi cùng các con đi khám chữa tổng số hết 48 chuyến máy bay. Các bác sỹ dặn, thấy dấu hiệu cháu nó rụng trứng là phải bay đến bệnh viện ngay lập tức.
Cho nên, cứ lúc nào con gái tôi “thấy tháng”, nó kiểm tra thấy là phải lên đường ra sân bay ngay. Rồi một lần cưới thằng em nó, đang đi ăn cỗ thì có dấu hiệu “thấy tháng”, lập tức, nó nói phải ra ngay Hà Nội để gặp bác sỹ. Chúng tôi lại ra chực chờ bốn năm tiếng đồng hồ để mua được vé máy bay. Tôi đi suốt với con 48 chuyến bay, đấy là chưa kể tiền triệu thuê taxi từ nhà đến sân bay rồi từ sân bay về bệnh viện mỗi lần.
 
Hai “thiên thần bé” ra đời đã khiến cho gia đình bà Hội vô cùng cảm kích. Ảnh: GĐCC
Giữa lúc tuyệt vọng đó, ngẫm kỹ, tôi càng thầm cảm ơn những người đã mách nước tìm đến Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ (Hà Nội) để điều trị. Qua tìm hiểu, thì tôi biết, bệnh viện chuyên sâu và có biệt tài “tìm” con cho các ca vô sinh hiếm muộn “hiểm hóc” nhất, với người sáng lập tài năng là TS.BS Lê Vương Văn Vệ. Phương pháp hỗ trợ sinh sản của họ rất tốt.
Gia đình tôi quá xúc động, khi hai bé trai cùng ra đời sau đó ít lâu.
Tôi muốn cảm ơn tập thể y bác sỹ ở Bệnh viện Việt Bỉ, những người đã điều trị và chăm sóc cho con tôi rất tài giỏi và ân cần. Tôi muốn tặng một món quà quý và đặc biệt, tuy nhiên, lãnh đạo Bệnh viện bảo, đừng “làm hư” y bác sỹ của chúng tôi bằng quà cáp. Họ chỉ chấp nhận cho tôi mua mấy con gà, làm vài mâm cơm tập thể mời tất cả mọi người cùng ăn trưa tại Bệnh viện. Rất ấm cúng.
Nhân thế, tôi, một giáo viên dạy văn mới cảm kích làm một bài thơ. Thơ nói về lòng tri ân của gia đình tôi với các bác sỹ, họ đã giúp cả nhà được nghe tiếng ầu ơ ru con nhỏ. Niềm vui của những người hiếm muộn đến tuyệt vọng, rồi bỗng nhiên được đón cùng lúc hai thiên thần bé như thế này nó lớn lao vô cùng. Khỏi phải nói quan viên hai họ, rồi con gái con rể tôi đã vui đến mức nào”.
 
Bài thơ cảm ơn từ gia đình bệnh nhân Lưu Thị Ánh Nguyệt. Ảnh: BVCC
(Ghi theo lời kể của nhà giáo Hàn Thị Hội, sinh sống tại phường Ie Kring, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai)
Văn Quân (Lao Động)

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...