Gỡ bỏ rào cản để khơi thông nguồn vốn huy động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngay sau khi tuyên bố sẽ có những biện pháp hạ mặt bằng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã "hiện thực hóa" bằng việc gỡ bỏ "trần" huy động vốn cho các tổ chức tín dụng nhằm khơi thông "đầu vào", tạo điều kiện để giảm lãi suất.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Thông tư 22 vừa được ký ban hành ngày 30-8 thực sự là một tín hiệu vui cho thị trường tiền tệ, khi mà nỗi lo của không ít ngân hàng về việc làm sao đảm bảo tăng trưởng tín dụng, cũng như hạ lãi suất đang thường trực.

Nội dung quan trọng nhất của Thông tư 22 là việc loại tỷ lệ “cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động” ra khỏi danh mục các tỷ lệ an toàn vốn mà các nhà băng phải đảm bảo theo quy định cũ. Như vậy, kể từ 1-9, các ngân hàng sẽ được phép cho vay quá 80% vốn huy động. Đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tỷ lệ 85% cũng sẽ được gỡ bỏ.

Tuy nhiên, hoạt động cho vay của các nhà băng vẫn sẽ bị giới hạn bởi các tỷ lệ an toàn khác, theo quy định tại Thông tư 13, bao gồm: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (vốn tự có so với tổng tài sản, hiện quy định ở mức 9%), giới hạn tín dụng (đối với từng nhóm khách hàng), tỷ lệ khả năng chi trả và giới hạn vốn góp-mua cổ phần tại doanh nghiệp.

Trước đó, việc không đưa tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội, hay ngay cả phần vốn tự có… vào “vốn huy động” để tính tỷ lệ trên, hay ngay cả tiền vay tổ chức tín dụng nước ngoài về cho vay lại cũng bị giới hạn 80%... được các thành viên thị trường cho là bất hợp lý; thậm chí là lo ngại những nguồn vốn đó sẽ bị “nằm chết”.

Với việc sửa đổi quy định này tại Thông tư 13 trước đó, một rào cản trong sử dụng vốn để cho vay đã được gỡ bỏ, đồng nghĩa với các tổ chức tín dụng có thêm điều kiện để tận dụng các nguồn vốn trước kia phải "nằm kho" để đẩy mạnh cho vay, cũng như giảm chi phí để có thêm cơ sở thực tế hưởng ứng chủ trương hạ lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra.

Một chuyên gia ngân hàng nhận định, đây được cho là giải pháp hỗ trợ giảm lãi suất bằng sự cân đối lại các nguồn vốn trong hệ thống, thay vì Ngân hàng Nhà nước phải tăng cung tiền để giảm lãi suất có thể dẫn tới áp lực tăng lạm phát.

Chuyên gia này cũng cho rằng, quyết định này cũng được kỳ vọng sẽ giúp các nhà băng luân chuyển vốn hiệu quả hơn giữa thị trường sơ cấp với liên ngân hàng, tăng trưởng tín dụng trong giới hạn 20% và hạ được lãi suất cho vay.

Mục đích chính của Ngân hàng Nhà nước là khơi thông hơn tín dụng của hệ thống ngân hàng với nền kinh tế. Với quy định cũ thì 20% vốn huy động được sẽ nằm dưới nhiều dạng khác như nộp dự trữ bắt buộc, giấy tờ có giá, hay đầu tư khác.

Như vậy, bây giờ ngân hàng thương mại có thêm nguồn vốn cấp cho nền kinh tế, tăng thanh khoản và hỗ trợ giảm lãi suất cho vay.

Bình luận về động thái này của Ngân hàng Nhà nước, chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực cho rằng, việc điều chỉnh chính sách này sẽ chỉ góp một phần nhỏ vào việc hạ lãi suất. Ngân hàng có nhiều tiền hơn để cho vay, nhưng đó vẫn là tiền được huy động từ dân cư với lãi suất tương đối cao.

"Thực tế nếu có thể vay lãi suất thấp thì các doanh nghiệp có thể trả nợ trước hạn để chuyển sang khoản vay lãi thấp nhưng ngân hàng thì không thể trả lãi cho người dân trước hạn để yêu cầu lãi suất huy động thấp hơn", chuyên gia này nói.

Chính vì vậy, theo ông Lực, để giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng thương mại thì Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi sát sao hệ thống. Nếu có tín hiệu cho thấy vốn cho vay ra quá nhiều, thanh khoản có vấn đề, nợ quá hạn tăng lên nhưng lãi suất chưa giảm như mong đợi thì phải có biện pháp can thiệp ngay.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm