Gian nan Đê Kôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ trung tâm xã Hà Ra (huyện Mang Yang) đến làng Đê Kôn chừng 8 km nhưng phải mất gần 2 giờ đồng hồ mới lên tới nơi. Bởi để đến được với làng, phải đi qua những con đường dốc quanh co uốn lượn, nhiều ổ voi cùng đất đá lởm chởm và nhầy nhụa bùn đất. Chính con đường gian nan ấy đang níu giữ cái đói nghèo, khiến người dân của làng không dám mơ ước đến những điều tưởng chừng như rất bình dị.

Anh Phạm Văn Bình-cán bộ văn hóa xã, Bí thư chi bộ làng Đê Kôn, cho biết: “Đây là tuyến đường độc đạo để vào làng Đê Kôn. Con đường này khó khăn nhiều năm nay rồi. Thêm vào đó, nhiều chuyến xe chở bời lời, bạch đàn đi qua khiến con đường càng thêm hư hỏng. Trời nắng đường đi đã khó, vào mùa mưa, con đường trở nên lầy lội và trơn trượt khiến làng như bị cô lập với bên ngoài. Dân làng thường tranh thủ những ngày trời nắng để xuống chợ Hà Ra mua sắm đồ ăn, đi bộ cũng mất cả nửa ngày.

 

Con đường duy nhất đến làng thường xuyên bị trơn trượt, nhầy nhụa vào mùa mưa. Ảnh: P.L
Con đường duy nhất đến làng thường xuyên bị trơn trượt, nhầy nhụa vào mùa mưa. Ảnh: P.L

Những năm trước, trong làng có người ốm, vì trời mưa to nên không thể chở người bệnh bằng xe máy, làng cử mấy thanh niên thay nhau cõng bệnh nhân xuống Trạm Y tế xã, nhưng xa quá nên có người chết giữa đường”. Đúng như lời anh Bình chia sẻ, cuộc sống của bà con nơi đây cũng gian nan như chính con đường đi vào làng. Dù làng đã hình thành từ khá lâu nhưng cuộc sống của bà con nơi này vẫn còn thiếu thốn trăm bề. Đê Kôn là làng nghèo, 100% đồng bào Bahnar, có 45 hộ với 212 nhân khẩu. Hiện trong làng có tới 40 hộ nghèo theo tiêu chuẩn hộ nghèo mới. Đặt chân đến làng, chúng tôi mới thấy hết vẻ nghèo nàn, đìu hiu với những ngôi nhà lụp xụp nằm rải rác bên sườn núi. Đã là buổi chiều nhưng làng khá vắng vẻ bởi những người lớn đều đi làm rẫy hoặc làm thuê trong các nông trường; thỉnh thoảng vang lên những tiếng í ới chơi đùa của một vài đứa trẻ.

Trước một vài ngôi nhà, những người già lặng lẽ ngồi tựa bậu cửa đan vật dụng cho gia đình. Già làng H’Nghit cho biết: “Làng mình sống phụ thuộc vào cây mì, lúa rẫy là chủ yếu. Do kỹ thuật chăm sóc lạc hậu, điều kiện khí hậu không thuận lợi nên năng suất không được cao.

Hết mùa vụ, bà con đi làm thuê cho các nông trường, nhưng ở xa lắm. Bà con cũng chăm chỉ làm ăn lắm, nhưng cái đói, cái nghèo cứ đeo bám mãi”. Cũng chính vì đường đi khá gian nan đã kéo theo bao khó khăn chồng chất, trong đó có việc truyền dạy con chữ. Điểm trường làng Đê Kôn có 33 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Do trường cũ bị đổ sập từ 3 năm trước nên giáo viên mượn tạm nhà sinh hoạt cộng đồng để dạy học. Các lớp học ở đây đều thiếu thốn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học… Dường như cái đói, cái nghèo cùng với trình độ dân trí thấp khiến cho người dân nơi đây không mặn mà với con chữ. Vì thế, việc vận động con em của làng đi học cũng không hề đơn giản. Từ trước đến nay, cả làng chưa có em nào học đến lớp 6, nhiều em bỏ học giữa chừng để theo cha mẹ lên nương rẫy. Các giáo viên cũng đã tích cực vận động, đến từng nhà tuyên truyền các bậc phụ huynh nhưng chỉ nhận được những nụ cười ẩn chứa nhiều nỗi lo toan. Ngoài ra, đường hỏng còn khiến cho việc vận chuyển nông sản gặp nhiều khó khăn, giá nông sản thấp hơn nhiều so với nơi khác. Việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình… cũng gặp rất nhiều rào cản. Vì thế, tình trạng tảo hôn diễn ra khá phổ biến, nhiều cặp vợ chồng chỉ mới 18-20 tuổi nhưng có đến 2-3 đứa con.

Nói về công tác xóa đói giảm nghèo tại làng Đê Kôn, bà Nguyễn Thị Hồng Ánh-Phó Bí thư Đảng ủy xã Hà Ra cho biết: Từ nhiều năm nay, cái đói, cái nghèo ở làng luôn là vấn đề khiến cấp ủy, chính quyền địa phương trăn trở. Nhiều giải pháp để giúp làng giảm nghèo đã được thực hiện nhưng việc xóa đói giảm nghèo ở làng vẫn đang là bài toán nan giải. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu, đề xuất ý kiến với cấp trên để tìm những giải pháp khắc phục khó khăn, trong đó quan trọng nhất là xây dựng con đường để thuận tiện việc đi lại và xây dựng ngôi trường cho các cháu có chỗ học tập.

Thủy Bình

Có thể bạn quan tâm

Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời. 
Mưu sinh đầu mùa nước nổi

Mưu sinh đầu mùa nước nổi

Dân miền Tây có câu tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ. Đó là tháng Bảy âm lịch, thời điểm nước tràn đồng trên miệt đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu. Một mùa đánh bắt cá của bà con cũng khởi phát, kéo dài suốt mấy tháng.
Hoài niệm ở chốn Kinh kỳ

Hoài niệm ở chốn Kinh kỳ

Bên cạnh cư dân người Việt có quê gốc tại chỗ, một số đông dân cư ngụ ở Phố Hiến là từ các địa phương khác về làm ăn sinh sống. Có một sự quần tụ nơi "đất lành".
Tiếng vọng đại ngàn

Tiếng vọng đại ngàn

Tháng 8 về, Buôn Đôn trong veo những mảng màu. Rừng xanh ầm tiếng tù và. Bên dòng sông chảy ngược Sêrêpốk, nơi các dũng sĩ săn voi (gru) trứ danh từng chinh phạt mãnh tượng, hồng hoang thương nhớ những cuộc đời huyền thoại...
Nghề làm đẹp cho… người chết!

Nghề làm đẹp cho… người chết!

Người sống cần làm đẹp đã đành, mà người đã khuất cũng có luôn? Tất nhiên, nhu cầu đó của người đã khuất, đa phần xuất phát từ người thân của họ, những người còn đang sống. Ai cũng hiểu, lúc sống thế nào thì thôi, nhưng đã về bên kia thế giới, thì còn gì nữa đâu?
Lang thang “chợ âm phủ” trên phố núi

Lang thang “chợ âm phủ” trên phố núi

Mặt trời ngả xuống núi, phố nhỏ lên đèn, êm đềm chìm trong làn sương trắng mong manh. Những gánh hàng rong kẽo kẹt ghì chặt từng đôi vai gầy. Các chị, các mẹ bắt đầu xuống “chợ âm phủ”, đem theo vận may một đêm chạy hàng.