Giải Bông Sen 2023: 'Tro tàn rực rỡ' lên ngôi, 'Đất rừng phương Nam' trắng tay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đất Rừng phương Nam có kinh phí 40 tỷ đồng, nhận nhiều khen chê lẫn lộn và thu về kinh phí gần 150 tỷ đồng song không thắng giải nào trong lễ trao giải Liên hoan Phim Việt Nam lần 23.

Phim “Tro tàn rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã đoạt giải thưởng Bông sen Vàng danh giá của thể loại phim truyện điện ảnh. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN

Phim “Tro tàn rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã đoạt giải thưởng Bông sen Vàng danh giá của thể loại phim truyện điện ảnh. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN

Lễ trao giải Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23 - năm 2023 đã diễn ra tối ngày 25/11 tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Trong số loạt phim truyện điện ảnh được đề cử tại Liên hoan Phim Việt Nam năm nay không hề thấy bóng dáng của “Đất rừng phương Nam” - bộ phim gây tranh cãi thời gian vừa qua.

Cụ thể trong các hạng mục quan trọng đối với phim truyện như phim, kịch bản, kỹ xảo hay nhất, hay các giải cá nhân cho tác giả kịch bản xuất sắc, quay phim, đạo diễn xuất sắc… đều không xuất hiện cái tên này.

Năm nay giải thưởng lớn nhất cho tác phẩm - Bông Sen Vàng cho phim hay nhất thuộc về “Tro tàn rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Các đề cử của hạng mục này còn có “Em và Trịnh,” “Đào, phở và piano,” “Mẹ ơi, Bướm đây!” “Con nhót mót chồng,” “Người vợ cuối cùng.”

“Đất rừng phương Nam” có kinh phí được công bố là 40 tỷ đồng. Có nguồn tin cho rằng kinh phí thực tế ở mức 60-70 tỷ đồng. Diễn viên kiêm nhà đầu tư Trấn Thành từng chia sẻ một phần lớn phim dành cho phần kỹ xảo, rằng “êkip này đã bao gồm những người giỏi nhất.”

Nội dung phim vào thời điểm mới ra mắt cũng được giới văn nghệ sỹ ngợi ca về câu chuyện, tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc. Phim thu trên 140 tỷ đồng.

“Đất rừng phương Nam” thường xuyên bị so sánh với bản truyền hình “Đất phương Nam.” Phim còn vướng lùm xùm với hai các tên “Thiên Địa Hội” và “Nghĩa Hòa Đoàn” do gợi liên tưởng đến hai hội kín gốc Hoa gây tranh cãi tại phía Nam bấy giờ. Về sau Cục Điện ảnh và nhà làm phim phải họp bàn hướng giải quyết và thống nhất đổi hai tên này.

“Tro tàn rực rỡ” là tác phẩm điện ảnh đầu tiên của Việt Nam từng lọt “top 15” phim tại Liên hoan Phim Tokyo. Đây là một trong những liên hoan phim quốc tế hàng đầu, được xếp cùng hạng Liên hoan Phim Busan (Hàn Quốc). Phim cũng thắng giải cao nhất tại Liên hoan Phim Ba Lục địa tại Nantes, Pháp.

Sau khi ra mắt tại Việt Nam, phim tiếp tục nhận các giải thưởng của hiệp hội ngành - Cánh diều Vàng (Hội Điện ảnh Việt Nam), đề cử Hạng mục phim châu Á tại Liên hoan Phim Đà Nẵng và một số chiến thắng khác.

Phim được đánh giá cao về mặt nghệ thuật, cách kể chuyện nhưng kén khán giả, chỉ thu về 4,1 tỷ đồng.

Ngoài giải cho phim, ông Bùi Thạc Chuyên còn nhận giải Đạo diễn Xuất sắc nhất. Trên sân khấu lễ trao giải, ông nhắn gửi việc làm phim luôn rất khó khăn nên mong có được sự ủng hộ. Đây cũng là tâm sự của bất cứ người làm phim Việt nào, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.

Đây là năm đầu tiên Đà Lạt Lâm Đồng đăng cai tổ chức Liên hoan Phim Việt Nam. Sự kiện trùng dịp kỷ niệm 130 thành lập thành phố. Đà Lạt cũng vừa gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO về mặt âm nhạc.

Liên hoan Phim Việt Nam năm nay cũng dành một ca khúc tưởng niệm nhiều tên tuổi lớn của điện ảnh nước nhà như các đạo diễn Lê Mạnh Thích, Đào Trọng Khánh, Bạch Diệp, biên kịch Hoàng Tích Chỉ, các diễn viên Bùi Cường, Thế Anh, quay phim Nguyễn Đăng Bảy…

Theo Cục trưởng Cục Điện ảnh kiêm trưởng Ban tổ chức Liên hoan phim - ông Vi Kiến Thành, lễ khai mạc năm nay đã thu hút hơn 5.000 khán giả theo dõi trực tiếp, 500.000 lượt khán giả theo dõi trên các nền tảng số.

Phát biểu tại Lễ trao giải, Cục trưởng nhận xét đây cũng là kỳ liên hoan có số lượng phim đăng ký tham dự nhiều nhất 177 phim. Chất lượng phim truyện chất lượng nghệ thuật nâng cao, có nhiều tìm tòi độc đáo trong cách kể chuyện, các khâu làm phim ngày càng chuyên nghiệp. Phim hoạt hình, tài liệu và phim khoa học đều được nhận xét là đã đạt chất lượng cao.

Danh sách giải thưởng Liên hoan Phim Việt Nam năm 2023

1. Giải Bông Sen

Bông Sen Bạc phim hoạt hình: Nụ cười và Bà của Đỗ Đỏ

Bông Sen Bạc phim khoa học: Rác chìm

Bông Sen Bạc phim tài liệu: Hai bàn tay, trời hà nội mãi xanh

Bông Sen Bạc phim truyện: Mẹ ơi, Bướm đây!; Em và Trịnh; Đào phở và piano

Bông Sen Vàng phim hoạt hình: Giấc mơ của con

Bông Sen Vàng phim khoa học: Nghiên cứu về ứng dụng công nghệ trong chữa cháy

Bông Sen Vàng phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương

Bông Sen Vàng phim truyện: Tro tàn rực rỡ

2. Nam nữ diễn viên xuất sắc:

- Nam diễn viên phụ: Lê Công Hoàng - Tro tàn rực rỡ

- Nữ diễn viên phụ: Bùi Lan Hương - Em và Trịnh

Đề cử nữ: Thanh Thúy (Tro tàn rực rỡ), Kim Oanh (Người vợ cuối cùng), Bùi Lan Hương (Em và Trịnh). Đề cử nam: Tiến Luật (Con Nhót mót chồng), Lê Công Hoàng (Tro tàn rực rỡ), Song Luân (Nhà bà Nữ).

- Nam diễn viên chính: Thái Hòa - Con nhót mót chồng

- Nữ diễn viên chính; Mai Cát Vi, Đinh Y Nhung - Mẹ ơi, Bướm đây!

Đề cử nữ: Mai Cát Vi, Đinh y nhung (Mẹ ơi, Bướm đây!), Uyển Ân (Nhà bà Nữ), Bảo Ngọc (Tro tàn rực rỡ). Đề cử nam: Avin Lu (Em và Trịnh), Thái Hòa (Con Nhót mót chồng), Doãn Quốc Đam (Đào, phở và piano).

3. Kịch bản và đạo diễn xuất sắc

- Tác giả kịch bản hoạt hình: Nguyễn Quang Thiều - Cây ổi thiên đường

- Tác giả kịch bản khoa học: Trịnh Quang Bách - Hố đen

- Tác giả kịch bản tài liệu: Đặng Thị Linh - Hai bàn tay

- Tác giả kịch bản phim truyện: Lưu huỳnh - Mẹ ơi, Bướm đây!

- Đạo diễn xuất sắc phim hoạt hình: Nguyễn Hoàng Trung - nụ cười

- Đạo diễn xuất sắc phim khoa học: Đạo diễn phim Đất ô nhiễm

- Đạo diễn xuất sắc phim tài liệu: Hà Lệ Diễm - Những đứa trẻ trong sương

- Đạo diễn xuất sắc phim truyện: Bùi Thạc Chuyên - Tro tàn rực rỡ

4. Kỹ xảo điện ảnh và đạo diễn có phim đầu tay xuất sắc

- Đạo diễn phim đầu tay xuất sắc: Andy Nguyễn - Fanti

- Kỹ xảo: Cô gái từ quá khứ

5. Họa sỹ thiết kế và quay phim xuất sắc

- Họa sỹ tạo hình phim hoạt hình: Bùi Mạnh Quang - Kỳ tích đầm Dạ Trạch

- Họa sỹ diễn xuất phim hoạt hình: Nhóm họa sỹ - Đại Hành Hoàng đế

- Họa sỹ mỹ thuật thiết kế phim truyện điện ảnh: Ghia Fam - Người vợ cuối cùng

- Quay phim khoa học: Vũ Trọng Quảng, Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Bảo Khánh - Sinh tồn

- Tài liệu: Nguyễn Thiên Định - Biển đói

- Quay phim phim truyện điện ảnh: Nguyễn K’Linh - Tro tàn rực rỡ và Nguyễn Phan Linh Đan - Cô gái từ quá khứ

6. Âm thanh xuất sắc và âm nhạc xuất sắc:

- Thiết kế âm thanh cho phim hoạt hình: Nguyễn Duy Long - Đại Hành Hoàng đế

- Thiết kế âm thanh cho phim khoa học: Dương Ngọc Hòa - Đàn đá báu vật cổ xưa

- Thiết kế âm thanh cho phim tài liệu: Chu Đức Thắng, Đào Thị Hằng - Thép trong lòng biển sâu

- Thiết kế âm thanh cho phim phim truyện: Vick Võ Hoàng - Em và Trịnh

- Âm nhạc xuất sắc cho phim hoạt hình: Lương Ngọc Châu - Sương mù

- Âm nhạc xuất sắc cho phim điện ảnh: Tôn Thất An - Tro tàn rực rỡ

7. Giải thưởng ban giám khảo

Phim hoạt hình: Cây ổi thiên đường và Nữ tướng Mê Linh

Phim khoa học: Đất ô nhiễm và Giải mã dấu vết vụ cháy

Phim tài liệu: Đường đến hòa bình và Người ơi đừng khóc cuối đường

Phim truyện: Con Nhót mót chồng

8. Giải khán giả bình chọn

Phim điện ảnh tham gia chương trình điện ảnh Việt Nam toàn cảnh được khán giả bình chọn: Siêu lừa gặp siêu lầy

9. Giải của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt

Giải thưởng “Cao nguyên hùng vĩ” biểu dương đóng góp của người làm phim trong quảng bá thành phố: Em và Trịnh.

Có thể bạn quan tâm

Rapper Việt bị đè bẹp

Rapper Việt bị đè bẹp

Một năm qua, rap trên thị trường nhạc Việt vượt trội về số lượng sản phẩm và những dự án quy mô lớn như EP, album và mixtape. Dù vậy, so với các năm trước, rap đã giảm nhiệt.