"Giấc mơ thị trường"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bộ Công Thương đang gấp rút lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp (DN) để sửa đổi Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu theo hướng rút gọn thủ tục, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và DN.

Cùng với đó, Bộ Công Thương cho biết sẽ tập trung chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cung cấp đầy đủ nhiên liệu cho thị trường trong nước, bảo đảm không để thiếu hụt.

Đã có nhiều cách lý giải về tình trạng thiếu hụt xăng dầu được Bộ Công Thương đưa ra trong thời gian qua, như: giá dầu thế giới tăng mạnh do xung đột quân sự Nga - Ukraine và căng thẳng Mỹ - Trung; tỉ giá USD tăng; nhu cầu tiêu dùng nội địa sau dịch COVID-19 cao đột biến ngoài dự báo; DN nhập khẩu bị thua lỗ nên bán cầm chừng, thu hẹp kinh doanh… Những nguyên nhân này nghe mãi, đến nhàm, vì chẳng có gì mới. Nhịp điệu thị trường trong nước lẫn thế giới từ 10, 20 năm trước cũng đã từng có lúc diễn biến như thế, cho nên đổ hết cho yếu tố khách quan cũng khó thuyết phục. Người dân chỉ hỏi một câu thế này thôi: "Trước đây, khi ta chưa có 2 nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn, phải nhập khẩu 100% lượng xăng thì có xảy ra thiếu hụt cũng dễ hiểu. Còn hiện nay, 2 nhà máy nói trên đáp ứng tới 70%-80% nhu cầu tiêu dùng xăng trong nước trong khi lượng xăng nhập khẩu vẫn duy trì, mà nguồn cung xăng dầu lại khan hiếm, là sao?".

Sẽ khó có câu trả lời nào khác, ngoài lời đáp ngắn gọn: Do điều hành không tốt! Mấy năm nay, lĩnh vực xăng dầu được quản lý, điều hành theo 2 Nghị định 83 và 95 đã bộc lộ nhiều bất cập. Lẽ ra phải sớm điều chỉnh sao cho bám sát thực tiễn thì thị trường mới vận hành lành mạnh, ổn định. Thế nhưng, cho đến tận bây giờ, khi tình trạng thiếu hụt xăng dầu cục bộ kéo dài đã khá lâu mà chưa có "thuốc trị" và Thủ tướng Chính phủ ký công điện chỉ đạo thì bộ, ngành hữu quan mới rục rịch thu thập ý kiến để sửa đổi.

Mới đây, Bộ Tài chính đã điều chỉnh nới chi phí nhập khẩu xăng dầu. Những quy định pháp lý đang "vênh" với thực tế sẽ phải điều chỉnh thêm nữa, như chu kỳ điều hành giá, mức chiết khấu, đại lý bán lẻ được lấy hàng từ nhiều nguồn, quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối, quỹ bình ổn... Chắc chắn sẽ mất một khoảng thời gian không ngắn để chờ quy định mới nhưng thà muộn còn hơn không. Đích đến sẽ là cho xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường thật sự, có sự quản lý của nhà nước. Giá thành của mỗi DN phải khác, giá bán giữa các DN phải chênh lệch với nhau thì mới có sự cạnh tranh; hãy để DN quyết định giá hàng hóa và hoạt động kinh doanh của mình, dưới sự quản lý phù hợp của nhà nước, nhất là về mức giá trần. Khi đã thị trường hóa thật sự, DN nào không đáp ứng được cơ chế thị trường thì "bật bãi" và chẳng còn lý do gì "mè nheo" với nhà nước.

Khi đó thì người tiêu dùng mới là "thượng đế" đúng nghĩa, tam giác quyền lợi nhà nước - người dân - DN mới hài hòa. Việt Nam chúng ta đã được đa số quốc gia trên thế giới công nhận là nền kinh tế thị trường nhưng giấc mơ thị trường hóa của xăng dầu sao còn xa đến thế?!

Theo A.Q (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.