Giá phân bón tăng hoa mắt chóng mặt, chuyên gia khuyên nông dân làm ngay điều này để tiết kiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp Chủ động giảm giống - phân bón để giảm giá thành sản xuất lúa trong điều kiện tình hình dịch Covid-19, do Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức sáng 19/8.

Giá phân bón tăng cao, đẩy giá thành sản xuất vụ hè thu 2021 tăng đột biến

Báo cáo tại diễn đàn, ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, do giá các loại vật tư đầu vào (giá phân bón, giá thuốc bảo vệ thực vật) tăng cao nên giá thành sản xuất lúa hè thu năm 2021 đã tăng đáng kể.

Đơn cử như tại An Giang, giá thành sản xuất lúa hè thu năm 2021 lên đến 4.197 đồng/kg, trong khi vụ trước là 4.036 đồng/kg.

 Tại Bến Tre là 4.738 đồng/kg (vụ trước là 4.556 đồng/kg), cao nhất trong số 13 tỉnh ĐBSCL; chi phí sản xuất vụ hè thu thấp nhất tại tỉnh Tiền Giang: 3.076 đồng/kg.

"Giá thành sản xuất lúa cao hay thấp tùy thuộc vào các gói kỹ thuật các địa phương thực hiện" - ông Tùng nói.

 

Giá phân bón tăng cao, các chuyên gia khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón theo nguyên tắc
Giá phân bón tăng cao, các chuyên gia khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón theo nguyên tắc "4 đúng". Trong ảnh: Mô hình sạ lúa theo khóm do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai tại huyện Hòa Bình, Bạc Liêu. Ảnh: TTKNQG
Theo TS Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, thời gian qua, Trung tâm đã có nhiều mô hình chuyển giao cho nông dân sử dụng giống, phân bón tiết kiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục chuyển giao cho nông dân để nâng cao hiệu quả canh tác lúa.

Đáng chú ý, theo ông Tùng, khảo sát tại TP.Cần Thơ, chi phí phân bón chiếm tới 22% trong giá thành sản xuất lúa hè thu; thuốc bảo vệ thực vật chiếm 16%; chi phí giống chiếm 9%.

"Trong tình hình phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao như hiện nay, việc đẩy mạnh các giải pháp kỹ thuật để hỗ trợ người dân giảm chi phí đầu vào như giảm lượng giống, phân bón để nâng lợi nhuận, nâng cao sức cạnh tranh của ngành lúa gạo là vô cùng quan trọng" - ông Tùng nói.

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, trong thời gian qua, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều mô hình giúp nông dân giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật như "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm". Ở những nơi áp dụng mô hình này, chi phí đầu vào có thể giảm 25 - 30%, góp phần tăng năng suất đáng kể.

 

Giảm giống, giảm phân bón, tăng lợi nhuận

Xây dựng mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI từ năm 2016 trên 4 vùng chuyên canh lúa: Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Tuy Phong, đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận cho biết, hiệu quả của mô hình khá cao khi giảm đáng kể lượng giống, tăng năng suất, chất lượng lúa và nhất là thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu khi tiết kiệm đáng kể lượng nước.

"Chúng tôi khuyến cáo bà con trong mô hình canh tác lúa SRI sử dụng lượng giống gieo sạ vừa phải, mật độ 8kg giống/sào, nhưng khi so với đối chứng, năng suất lúa cao hơn đáng kể so với những diện tích sử dụng 10 - 12kg giống/sào, thậm chí với những vùng khó khăn về nước mô hình vẫn đạt hiệu quả. Do vậy, Bình Thuận có kế hoạch nâng diện tích lúa canh tác SRI lên 4.000ha" - đại diện Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận cho biết.

Theo TS Trần Ngọc Thạch - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, hiện chi phí vật tư nông nghiệp chiếm đến 63,6% giá thành sản xuất lúa (trong đó phân bón chiếm 25,6%, thuốc bảo vệ thực vật chiếm 23,6%), do vậy việc giảm lượng giống đầu vào có ý nghĩa quyết định đến việc giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

"Ở những mô hình canh tác lúa do Viện Lúa ĐBSCL triển khai, việc áp dụng lượng gieo sạ 80kg/ha lại cho năng suất cao hơn những diện tích sử dụng 180 - 200kg/ha. Cụ thể, năng suất ở những diện tích sử dụng lượng giống gieo sạ 80kg/ha đạt 7,66 tấn/ha trong khi nơi sử dụng gấp đôi lượng gieo sạ năng suất chỉ đạt 6,88 tấn/ha. Nhờ đó, lợi nhuận của mô hình sử dụng ít giống tăng thêm 23 - 45%" - TS Thạch cho biết.

TS Thạch khuyến cáo, bà con chỉ nên sử dụng 3 lần phân bón trong một chu trình chăm sóc lúa, nên bón thêm vôi với lượng 100 - 200kg/ha để tăng hiệu quả sử dụng phân bón kết hợp sử dụng bảng so màu lá lúa; sử dụng máy cấy kết hợp vùi phân để tránh lãng phí phân bón.

"Thực tế cho thấy, nếu giảm lượng giống sẽ giảm 40 - 45% lượng phân bón, tức giảm chi phí phân bón 1,5 - 2 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng thêm 3,5 - 4,5 triệu đồng/ha" -TS Trần Ngọc Thạch khẳng định.

Ông Trần Thái Nghiêm - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ nêu một thực tế, trên địa bàn thành phố vẫn còn 50% diện tích sản xuất lúa sử dụng trên 120kg giống/ha, chỉ 30% diện tích sử dụng dưới 100kg giống/ha.

Nguyên nhân là do nông dân sợ dịch hại như ốc bươu vàng, chuột phá hoại nên tăng lượng giống.

"Thời gian tới chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh truyền thông các gói kỹ thuật trong sản xuất lúa để giảm giống gieo sạ. Nếu có thể hỗ trợ nông dân sử dụng app nhận diện thông minh so màu lá lúa trên smartphone để xác định lượng phân bón phù hợp trong từng thời điểm" - ông Nghiêm nói.

Ông Lê Thanh Tùng khuyến cáo nông dân tiếp tục sử dụng giống xác nhận, tiết kiệm phân bón và sử dụng theo nguyên tắc "4 đúng". Ông Tùng đề nghị các cán bộ khuyến nông, ngành nông nghiệp xây dựng quy trình cách tác hiệu quả giúp nông dân giảm chi phí đầu vào.

 

https://danviet.vn/gia-phan-bon-tang-hoa-mat-chong-mat-chuyen-gia-khuyen-nong-dan-lam-ngay-dieu-nay-de-tiet-kiem-20210819164450633.htm

Theo Khánh Nguyên  (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

(GLO)- Chiều 27-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cùng các bộ, ngành liên quan.