Gia Lai: Thêm 1 ca Covid-19 trong chuỗi lây nhiễm tại tổ 11, phường Hoa Lư, TP. Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 28-9, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai thông tin: Tính từ 7 giờ ngày 27-9 đến 7 giờ ngày 28-9, tỉnh Gia Lai đã lấy mẫu xét nghiệm cho 2.715 người, trong đó ghi nhận 1 trường hợp dương tính mới với SARS-CoV-2.

Trường hợp dương tính mới (SN 2020) là con của F0 trong chuỗi lây nhiễm tại tổ 11 (phường Hoa Lư, TP. Pleiku); hiện đã được cách ly, điều trị cùng mẹ tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh.

 Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho học sinh tại Trường THCS Phạm Hồng Thái, TP. Pleiku. Ảnh: Hùng Linh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho học sinh tại Trường THCS Phạm Hồng Thái (TP. Pleiku). Ảnh: Hùng Linh


Tính từ ngày 28-5 đến 7 giờ ngày 28-9, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 550 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, hiện nay có 300 trường hợp đã điều trị khỏi bệnh, 2 ca tử vong, 248 người đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến tỉnh Gia Lai, Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh); Bệnh viện 331, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh; Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố (trong đó có 1 trường hợp F0 từ tỉnh Tây Ninh về điều trị tại tỉnh Gia Lai).

Liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại tổ 11 (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), các cơ quan chức năng của tỉnh tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm đối với 941 người (là học sinh, giáo viên, nhân viên Trường THCS Phạm Hồng Thái, TP. Pleiku), tất cả mẫu xét nghiệm đều âm tính. Tất cả trường hợp F1, F2 có liên quan đến chùm ca bệnh ở TP. Pleiku cũng có kết quả xét nghiệm âm tính.

Tính đến hết ngày 27-9, các đơn vị y tế đã triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 (đợt mới được cấp). Đối với vắc xin Moderna: Tiêm mũi 2 cho nhóm đối tượng đã tiêm mũi 1 với 143 liều, lũy kế đến nay tiêm được 14.591 liều/14.280 liều, đạt tỷ lệ 102,17%. Đối với vắc xin Astra Zeneca: Tiêm mũi 2 cho nhóm đối tượng đã tiêm mũi 1 với 3.589 liều, lũy kế đến nay tiêm được 34.586 liều/38.000 liều, đạt tỷ lệ 90,02%. Đối với vắc xin Pfizer: Tiêm được 184 liều, lũy kế đến nay tiêm được 1.262 liều/3.510 liều, đạt tỷ lệ 35,95%.

Đến sáng 28-9, trên địa bàn tỉnh có 2.213 người đang thực hiện cách ly tại nhà; 610 người thực hiện cách ly tập trung tại 7 cơ sở cách ly tập trung do quân đội quản lý; 326 người thực hiện cách ly tập trung tại 4 khách sạn trên địa bàn TP. Pleiku (trong đó có 40 người là cán bộ làm nhiệm vụ phòng-chống dịch trở về sau khi thực hiện nhiệm vụ đổi tua).

Trong ngày 27-9, các lực lượng chức năng đã kiểm tra 1.408 phương tiện, đo thân nhiệt cho 2.920 người, khai báo y tế cho 3.131 người, đưa 12 người đi cách ly tập trung và thực hiện phun khử khuẩn cho 227 phương tiện.

Tỉnh Gia Lai đã và đang rất khẩn trương, quyết liệt thực hiện công tác phòng-chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh đề nghị người dân hạn chế ra ngoài tỉnh nếu không thật sự cần thiết; khi phát hiện người đi từ vùng dịch về không thực hiện khai báo y tế, người nhập cảnh trái phép vào tỉnh... phải kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương để xử lý. Đề nghị người dân toàn tỉnh luôn nâng cao cảnh giác nhưng không hoang mang, lo lắng; tích cực đồng hành và thực hiện tốt các giải pháp phòng-chống dịch Covid-19; thực hiện nghiêm phương châm “5K + vắc xin” và tăng cường ứng dụng công nghệ phòng-chống dịch hiệu quả.

 

NHƯ NGUYỆN

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.