Gia Lai: Sử dụng hiệu quả các công trình nước sạch nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai tại Công văn số 4286/UBND-NL.

 Nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt đời sống vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: T.N
Nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt đời sống vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: T.N

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động duy trì bền vững công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2025 của ngành nông nghiệp và PTNT theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở ngành liên quan và UBND các huyện thị xã, thành phố rà soát, đánh giá việc thực hiện giao công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và xây dựng phương án xử lý; tổng hợp, xây dựng phương án xử lý các công trình cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định. Hướng dẫn, đôn đốc nhắc nhở UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị quản lý khai thác công trình cấp nước tập trung tổ chức quản lý, khai thác các công trình cấp nước tập trung theo đúng quy định.


Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh phù hợp với khung giá do Bộ Tài chính quy định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành, địa phương liên quan kiểm tra, đề xuất UBND tỉnh kinh phí cấp bù giá tiêu thụ nước sạch nông thôn từ ngân sách địa phương hoặc chương trình mục tiêu  (nếu có) theo đúng quy định. Sở kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ vốn đầu tư phát triển các dự án nước sạch theo kế hoạch đầu tư công của tỉnh và các chương trình, dự án đã cam kết với nhà tài trợ. Tiếp tục nghiên cứu quy định pháp luật, tham mưu đề xuất bổ sung một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh vào chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của tỉnh.

Mặt khác, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố hàng năm tổ chức lập và bố trí ngân sách địa phương thực hiện kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cấp nước nông thôn tập trung trên địa bàn (theo phân cấp); phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ công trình hoạt động bền vững và bình thường đạt 80% trở lên. Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục và truyền thông về vai trò của nước sạch đối với sức khỏe và trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng công trình cấp nước; vận động nhân dân đóng góp kinh phí để xây mới, nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước tập trung nông thôn và đóng tiền nước để quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng công trình. Đồng thời, phê duyệt phương án giá tiêu thụ nước sạch nông thôn các công trình cấp nước do cộng đồng quản lý phù hợp với khung giá nước UBND tỉnh phê duyệt. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện tiêu chí 17.1 về tỷ lệ số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch, tập trung ưu tiên cho các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017-2020. Các đơn vị quản lý, khai thác công trình cấp nước nông thôn tập trung lập phương án quản lý, vận hành, khai thác công trình, để UBND cấp huyện phê duyệt. Đồng thời, tổ chức quản lý, vận hành, khai thác công trình theo phương án đã được duyệt.

Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.