Gia Lai rà soát, cập nhật vị trí xung yếu trên địa bàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 17-8, Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai có công văn gửi các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng-chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND cấp huyện về việc rà soát, cập nhật các vị trí xung yếu trên địa bàn.

Xử lý điểm sạt lở trên đèo Tô Na (địa phận xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa) do mưa lớn gây ra. Ảnh: Lê Hòa
Xử lý điểm sạt lở trên đèo Tô Na (địa phận xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa) do mưa lớn gây ra. Ảnh: Lê Hòa

Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng-chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố xem xét rà soát, cập nhật các vị trí xung yếu trên địa bàn tỉnh đã ban hành tại Phụ lục 05 của Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày 8-2-2022 ban hành Kế hoạch Phòng-chống thiên tai tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 và Phụ lục 01 của Kế hoạch 1051/KH-UBND ngày 25-5-2022 triển khai thực hiện Đề án phòng-chống sạt lở bờ sông, bờ suối đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai của UBND tỉnh Gia Lai.

Kết quả rà soát, cập nhật báo cáo bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 26-8-2022 qua Chi cục Thủy lợi (69 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku; email: cctlts.snnptnt@gialai.gov.vn) để Sở tổng hợp, báo cáo các cơ quan chuyên môn theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng-chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quá thời gian nêu trên, cơ quan, đơn vị nào chưa có văn bản tham gia xem như thống nhất với danh mục các vị trí xung yếu trên địa bàn tỉnh đã ban hành.

Phụ lục 01: Những khu vực xung yếu có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Phụ lục 05: Các vị trí nguy cơ cao bị ảnh hưởng ngập lụt, sạt lở, lũ quét trên địa bàn tỉnh Gia Lai

 

PHƯƠNG VI

 

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.