Gia Lai: Ông chủ trẻ ra nhờ nuôi loài kêu be be, thu nhập khỏe re

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ "vũng lầy" hồ tiêu, anh Thảo, xã Ia Le, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) chuyển sang nuôi loài vật chỉ ăn lá, cỏ, mỗi năm thu nhập hơn 300 triệu đồng. Nhưng anh bảo cái được lớn nhất khi nuôi đàn dê Bách Thảo 100 con là khỏe re, cảm giác như được trẻ ra, không phải bạc tóc lo nghĩ như lúc trồng hồ tiêu.

 

Đến trang trại của anh Trương Viết Thảo (thôn Phú Bình, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai), trước mắt chúng tôi là một đàn dê mập mạp, dễ thương khoảng 100 con. Anh Thảo kể lại, lúc trước gia đình anh chủ yếu là trồng tiêu nhưng tiêu mất giá, chết hàng loạt nên năm 2016 anh đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi dê Bách Thảo sinh sản.

 

Mô hình nuôi dê bách thảo của anh Trương Viết Thảo mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng - Ảnh Văn Hà.
Mô hình nuôi dê bách thảo của anh Trương Viết Thảo mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng - Ảnh Văn Hà.



Hiện tại gia đình anh Thảo có 2,5 ha đất, trong đó 1 ha xây chuồng trại nuôi dê và 1,5 ha trồng chuối xen cỏ để đảm bảo thức ăn ổn định cho đàn dê. Ban đầu anh đầu tư 100 triệu đồng để xây chuồng trại và mua 10 con dê bách thảo sinh sản về nuôi thử nghiệm trong 6 tháng, thấy chưa hiệu quả nên anh Thảo đã mua thêm 10 con dê sinh sản và tiếp tục nuôi. “Vì mới đầu học chăn nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa mang lại lợi nhuận nên vợ tôi bảo bán hết và chuyển sang làm việc khác, chứ nuôi dê thế này không ổn định”, anh Thảo nói.

Không chỉ bị vợ cằn nhằn, mà năm 2017 giá dê xuống thấp, chỉ khoảng 70 - 80 nghìn đồng/kg, người nuôi dê phải bán hết. Nhưng anh Thảo không nản chí, quyết không bán với giá rẻ. Đến năm 2018, từ 30 con dê sinh sản, đàn dê của anh đã nhân lên gấp ba lần, giá cả cũng lên cao. Nhờ vậy không chỉ thu lại vốn mà gia đình anh còn lãi cao, khiến việc nuôi dê dần ổn định.


 

 Với cách nuôi an toàn, đàn dê của trang trại anh Thảo phát triển tốt, tránh được dịch bệnh
Với cách nuôi an toàn, đàn dê của trang trại anh Thảo phát triển tốt, tránh được dịch bệnh



Với mục tiêu nuôi dê an toàn, cho dê ăn chủ yếu từ nguồn thức ăn gia đình trồng được như thân cây chuối cắt nhỏ, cỏ nhà trồng nhằm đảm bảo được nguồn thức ăn sạch, đầy đủ dinh dưỡng cho đàn dê tránh những thức ăn chứa chất tăng trọng, gây bệnh trên đàn dê.

Ngoài ra mỗi năm anh còn thu được gần 30 triệu đồng tiền bán chuối, dùng số tiền đó để mua bắp, tinh bột cho dê ăn thêm.

Nói về kinh nghiệm nuôi dê bách thảo tránh dịch bệnh, anh Thảo bộc bạch, dê bách thảo tại trang trại anh nuôi dường như không có bệnh tật gì nên cũng hạn chế được rủi ro so với nuôi heo, gà… Chỉ cần có diện tích chuồng trại rộng rãi, thoáng mát, có chỗ cho dê mẹ sinh sản, có diện tích cho dê đi lại thì dê sẽ phát triển khỏe mạnh.


 

Chuồng trại chăn nuôi dê của gia đình anh Thảo được đầu tư đơn giản, thoáng mát nhưng mang lại hiệu quả cao.
Chuồng trại chăn nuôi dê của gia đình anh Thảo được đầu tư đơn giản, thoáng mát nhưng mang lại hiệu quả cao.



Vốn là loại vật thích đi, nên người nuôi dê cần phải có diện tích rộng để chăn thả tự nhiên, sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên, ổn định để cung cấp cho dê. Cần hạn chế tối đa sử dụng những loại cỏ cắt ở ngoài vì các loại cỏ này có thể nhiễm thuốc trừ sau, thuốc bảo vệ thực vật khi dê ăn phải sẽ dễ bị ngộ độc, thậm chí dê mẹ hư thai.

 

Những con dê bách thảo nhỏ mới sinh được hơn 1 tháng đã lớn nhanh và phát triển tốt nhờ chăm sóc đúng cách, hiệu quả.
Những con dê bách thảo nhỏ mới sinh được hơn 1 tháng đã lớn nhanh và phát triển tốt nhờ chăm sóc đúng cách, hiệu quả.



Bên cạnh những điều đó thì người nuôi cần cho dê ăn vào buối sáng, bổ sung thêm tinh bột, bắp, thân cây chuối sắt nhỏ cho dê ăn giúp dê có sức đề kháng tốt tránh được dịch bệnh, anh Thảo cho biết thêm.

“Hiện tại trang trại của tôi có hơn 40 dê cái sinh sản, 20 dê đực và gần 50 dê thịt đang trong thời kỳ nuôi. Cứ khoảng 5 - 6 tháng thì xuất một lứa, trung bình một năm xuất 3 - 4 lứa, cho thu nhập hơn 300 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí mỗi năm gia đình tôi lợi nhuận khoảng 250 triệu đồng”, anh Thảo nói.


 

Anh Đỗ Văn Đặng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Le thăm trang trại chăn nuôi dê của gia đình anh Thảo.
Anh Đỗ Văn Đặng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Le thăm trang trại chăn nuôi dê của gia đình anh Thảo.



Trao đổi với phóng viên Báo Dân Việt, anh Đỗ Văn Đặng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Le nhận xét, mô hình chăn nuôi dê của anh Trương Viết Thảo là một mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để nhân rộng cách làm này, Hội Nông dân xã đã thành lập hai tổ chăn nuôi dê ở thôn Phú Bình và thôn Phú An, bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ rệt, người dân đang học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng làm, quên đi thất bại từ cây hồ tiêu.

http://danviet.vn/nha-nong/gia-lai-ong-chu-tre-ra-nho-nuoi-loai-keu-be-be-thu-nhap-khoe-re-1042450.html
 

Theo Văn Hà (danviet)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.