Gia Lai: Lắng nghe trẻ em nói

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chương trình “Tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu HĐND huyện với trẻ em huyện Đức Cơ” được tổ chức mới đây đã mang lại kết quả và ý nghĩa tích cực. Buổi đối thoại có sự tham dự của lãnh đạo huyện cùng đại diện các phòng ban, đoàn thể cho thấy sự quan tâm rất lớn của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với trẻ em.

Theo anh Lê Trọng Phúc-Bí thư Huyện Đoàn Đức Cơ ( Gia Lai), đây là hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ. Bên cạnh đó, thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em về các vấn đề của trẻ em tại địa phương.

 

50 trẻ em tham gia buổi tiếp xúc, đối thoại với đại biểu HĐND huyện Đức Cơ. Ảnh: N.N
50 trẻ em tham gia buổi tiếp xúc, đối thoại với đại biểu HĐND huyện Đức Cơ. Ảnh: N.N

Ngay từ sáng sớm, 50 em học sinh từ lớp 7 đến lớp 9 của 5 trường THCS, đại diện cho hơn 10.000 thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn huyện đã có mặt đông đủ. Em nào cũng háo hức mong buổi đối thoại sớm diễn ra, bởi đây là cơ hội để các em được đối thoại trực tiếp với đại biểu HĐND huyện về những thắc mắc, nguyện vọng; được chia sẻ và bày tỏ quan điểm của mình; được tham gia đề xuất các ý kiến.

Em Nguyễn Vĩnh Trường-lớp 9A, Trường THCS Phan Bội Châu (xã Ia Nan) chia sẻ: “Đến với buổi đối thoại này, vấn đề em quan tâm nhất là các giải pháp giúp nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở vùng sâu, vùng xa. Vấn đề này đã được đại biểu HĐND huyện trả lời rất cụ thể và em cảm thấy thỏa mãn”.

Còn em Nguyễn Thị Hoài Thu-lớp 8B, Trường THCS Lê Hồng Phong (xã Ia Krêl) đặt ra một câu hỏi mà em và nhiều trẻ em khác rất quan tâm, đó là tác động của công nghệ thông tin và mạng xã hội đối với trẻ em. Theo em, hiện nay, nhiều bạn trẻ do mải mê chơi game nên không thể tập trung vào việc học tập dẫn đến kết quả kém. Hay có trường hợp học sinh mang điện thoại đến trường, quay video, xem những hình ảnh xấu, ảnh hưởng đến những người khác. Rồi thì học sinh sử dụng điện thoại thông minh để giải các bài tập khó, các bài tập trong sách giáo khoa chứ không chịu vận động đầu óc suy nghĩ, dẫn đến ỷ lại và chất lượng học tập không tốt…  Hoài Thu cho biết: “Câu hỏi em nêu ra là bên cạnh những mặt tích cực, internet cũng có những mặt tiêu cực đó là thông tin không chính thống, nhiều nội dung trái với thuần phong mỹ tục, có nội dung xấu… Vậy các bác có giải pháp gì để hạn chế vấn đề trên?”.

Chuẩn bị vào dịp nghỉ hè, nhiều trẻ em cũng rất quan tâm về việc phòng tránh đuối nước. “Ở huyện có rất nhiều ao hồ được đào tự phát để tưới cây. Chính vì vậy mà tình trạng đuối nước ở trẻ em đã xảy ra. Làm cách nào để trẻ em có thể tự do vui chơi giải trí mà không lo lắng các mối nguy hiểm, đặc biệt là tai nạn đuối nước?”-một học sinh chia sẻ. Nhiều vấn đề khác cũng đã được các em nêu ra tại buổi đối thoại, tập trung vào việc dạy và học; an toàn giao thông và an ninh học đường; phòng-chống tai nạn thương tích, xâm hại, bạo lực trẻ em; cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí… Mỗi một vấn đề nêu ra các em đều có sự chuẩn bị nên các câu hỏi đi thẳng vào trọng tâm, trọng điểm; nhiều em có cái nhìn, đánh giá rất sâu sắc.

Vấn đề các em nêu được đại biểu HĐND huyện Đức Cơ ghi nhận, trực tiếp trả lời một cách thẳng thắn, đầy trách nhiệm. Các đại biểu cũng đưa ra những định hướng, giải pháp thiết thực giúp các em bổ sung thêm kiến thức pháp luật để bảo vệ bản thân. Ông Phạm Văn Cường-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, nói: “Vấn đề các cháu nêu chúng tôi lắng nghe, ghi nhận và đã chỉ đạo các phòng ban, đoàn thể phụ trách các lĩnh vực trả lời trực tiếp, cụ thể, đúng trọng tâm.

Ngoài trả lời trực tiếp thì chúng tôi cũng sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan vào cuộc hành động, chấn chỉnh, xử lý những vấn đề tiêu cực mà các cháu phát hiện, thông tin. Trong đó, trước mắt là chấn chỉnh, quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh internet trên địa bàn; tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước; đảm bảo an toàn giao thông, an ninh học đường… nhằm mang lại cho trẻ em môi trường học tập, sinh hoạt lành mạnh và an toàn”. 

Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.