Gia Lai kêu gọi đầu tư hạ tầng thương mại nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Gia Lai đang kêu gọi đầu tư nhiều dự án hạ tầng thương mại nhằm thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường, đồng thời tạo “cú hích” để phát triển kinh tế vùng nông thôn.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 96 chợ (gồm 1 chợ loại I, 12 chợ loại II, 69 chợ loại III, 12 chợ tạm, 2 chợ mới xây chưa phân loại), 19 siêu thị (10 siêu thị chuyên doanh, 9 siêu thị tổng hợp), 170 cửa hàng tiện lợi, 423 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Khu vực biên giới có 2 chợ được đầu tư và đưa vào sử dụng gồm chợ Ia Dom và chợ Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ). Riêng tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh hiện có 3 địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất-nhập khẩu.

 Huyện Chư Prông đang kêu gọi đầu tư dự án trung tâm thương mại. Ảnh: Hà Duy
Huyện Chư Prông đang kêu gọi đầu tư dự án trung tâm thương mại. Ảnh: Hà Duy


Theo ông Nguyễn Duy Lộc-Phó Giám đốc Sở Công thương: Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp và các hộ cá thể trong tỉnh còn nhỏ cả về vốn và lao động nên chưa thể làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động thương mại. Hệ thống cơ sở kinh doanh của các tập đoàn, công ty phân phối lớn còn ít; hệ thống bán lẻ hiện đại mới được hình thành bước đầu.

Xác định phát triển hạ tầng thương mại là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường, tạo “cú hích” để thu hút đầu tư tư nhân, góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn, thời gian qua, tỉnh đã kêu gọi đầu tư nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại. Giai đoạn 2020-2025, huyện Phú Thiện kêu gọi đầu tư khá nhiều dự án chợ, như: chợ huyện với diện tích dự kiến gần 1 ha, tổng mức đầu tư khoảng 40 tỷ đồng; chợ xã Ia Peng với tổng vốn đầu tư dự kiến 5,5 tỷ đồng; chợ xã Ia Yeng với tổng vốn đầu tư dự kiến 4 tỷ đồng; chợ xã Chư A Thai có tổng vốn đầu tư dự kiến 6 tỷ đồng; chợ xã Ayun Hạ với tổng vốn đầu tư dự kiến 5 tỷ đồng. Chủ tịch UBND huyện Trịnh Văn Sang cho biết: “Huyện sẽ hỗ trợ tối đa việc khảo sát, đề xuất dự án, giới thiệu quỹ đất, tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật và quy định về ưu đãi đầu tư của tỉnh cho các doanh nghiệp khi đến đầu tư tại địa phương”.

Huyện Mang Yang cũng đang kêu gọi đầu tư khá nhiều dự án chợ trên địa bàn. Cụ thể, chợ huyện Mang Yang (thị trấn Kon Dơng) với tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng, diện tích 1,8 ha; chợ xã Kon Thụp với vốn đầu tư dự kiến 24 tỷ đồng, diện tích khoảng 14,5 ha; chợ xã Ayun với vốn đầu tư dự kiến 6 tỷ đồng, diện tích 1,3 ha; chợ xã Hà Ra có vốn đầu tư dự kiến 6 tỷ đồng, diện tích 0,3 ha.

Nhiều dự án chợ có quy mô lớn cũng đang được tỉnh đẩy mạnh kêu gọi đầu tư. Trong đó, có thể kể tới như: Dự án Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp thị xã An Khê, diện tích dự kiến 2 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng; Dự án chợ đầu mối Pleiku tại phường Ia Kring có diện tích 4 ha với vốn đầu tư dự kiến 242 tỷ đồng; chợ đầu mối nông sản tại thôn Tân Bình (xã Tân An, huyện Đak Pơ) với tổng vốn đầu tư dự kiến 6,5 tỷ đồng, diện tích 0,4 ha; chợ thị trấn Chư Prông và quy hoạch mở rộng khu dân cư với vốn đầu tư dự kiến 17 tỷ đồng, diện tích khoảng 2,4 ha; chợ nông thôn xã Ia Tô (huyện Ia Grai) với tổng mức đầu tư dự kiến 10,5 tỷ đồng…

Mới đây, UBND huyện Đức Cơ đã có kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu thúc đẩy hợp tác, phát triển và kết nối hạ tầng thương mại với huyện Oyadav (tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia) nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các bên; thu hút các nhà đầu tư, khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại biên giới; góp phần nâng cao đời sống người dân, đảm bảo quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới. Theo đó, huyện kêu gọi đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của chợ xã Ia Dom; đề xuất UBND tỉnh đầu tư xây dựng chợ xã Ia Nan; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại như hội chợ, thúc đẩy hoạt động trao đổi, lưu thông hàng hóa giữa huyện Đức Cơ với huyện Oyadav. Ông Vũ Mạnh Định-Chủ tịch UBND huyện-cho hay: “Đến nay, đã có 350 tỷ đồng được phân bổ để đầu tư hạ tầng cho khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Huyện đang đẩy mạnh phát triển thương mại-dịch vụ để thúc đẩy kinh tế khu vực này phát triển. Huyện sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư”.

 

HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.