Gia Lai: Cần xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm khi thi công Quốc lộ 19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quốc lộ 19 là tuyến đường huyết mạch nối khu vực Tây Nguyên với vùng Duyên hải miền Trung.
Nhiều điểm trên tuyến Quốc lộ 19 thi công mất an toàn giao thông. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Nhiều điểm trên tuyến Quốc lộ 19 thi công mất an toàn giao thông. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Tuyến đường này đang phát sinh nhiều vấn đề do quá trình thi công nâng cấp kéo dài và không đảm bảo an toàn. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, hoạt động kinh doanh của người dân và các phương tiện lưu thông trên tuyến.

Theo Đoàn kiểm tra liên ngành do Văn phòng Quản lý đường bộ III.4, Khu Quản lý đường bộ III (Cục Đường bộ Việt Nam) chủ trì vào cuối tháng 7/2023, nguyên nhân chính gây mất an toàn giao thông trên Quốc lộ 19 là do các nhà thầu thi công chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng và thiếu trách nhiệm trong thi công. Đặc biệt là gói thầu XL4A (đi qua địa bàn huyện Đak Đoa) do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hợp Tiến và Công ty Cổ phần Vinadelta liên danh trúng thầu, đang chậm tiến độ.

Bà Nguyễn Thị Trinh (trú thôn Cầu Vàng, xã K'Dang, huyện Đăk Đoa) cho biết, đoạn đường này liên tục xảy ra tai nạn, nhất là người đi xe máy vào ban đêm hay bị sụp ổ gà. Người dân đã nhiều lần ý kiến nhưng chưa thấy xử lý. Bà Trinh mong muốn, đơn vị thi công hoàn thành nhanh, gọn để bà con đi lại thông thoáng, đảm bảo an toàn.

Không chỉ gói thầu XL4A, nhiều gói thầu khác của dự án cũng chung thực trạng mặt đường bong tróc, ổ gà, sình lún, cống ngang, cầu tạm không được bù phụ êm thuận mặt đường. Theo các đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị đã thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các nhà thầu thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông nhưng họ chưa thực hiện tốt.

Ông Nguyễn Quang Ninh, đại diện đơn vị tư vấn giám sát của Ban Quản lý Dự án 2, Bộ Giao thông vận tải khẳng định, đơn vị đã thường xuyên nhắc nhở các nhà thầu đảm bảo an toàn giao thông qua nhiều hình thức như: gọi điện thoại trực tiếp; nhắn tin chia sẻ qua các nhóm trên Zalo; ban hành các văn bản cảnh báo, nhắc nhở… Tuy nhiên, thực tế vẫn có một vài điểm chưa đảm bảo an toàn giao thông. Đơn vị sẽ tiếp tục có văn bản nhắc nhở. Nếu các nhà thầu không tuân thủ, đơn vị sẽ có biện pháp mạnh hơn như tạm dừng thi công hoặc tạm dừng thanh toán các hạng mục.

Theo ông Trần Thái Hòa, Trưởng Văn phòng Quản lý đường bộ III.4, Khu Quản lý đường bộ III, Cục Đường bộ Việt Nam, qua kiểm tra, mặt đường phát sinh nhiều điểm gờ cao giữa nền đường mới và nền đường cũ, gây mất an toàn giao thông trên tuyến. Sau đợt này, đơn vị sẽ có văn bản gửi Ban Quản lý Dự án 2 đề nghị chỉ đạo các nhà thầu khẩn trương khắc phục kịp thời; đồng thời sẽ tiến hành hậu kiểm. Nếu các đơn vị thi công chưa khắc phục, đơn vị sẽ có văn bản báo cáo Khu Quản lý đường bộ III kiến nghị với cấp trên xử lý.

Liên doanh Công ty Hợp Tiến và Công ty Cổ phần Vinadelta còn bị phản ánh về việc nợ tiền thuê cầu tạm, lương công nhân và một số vụ tai nạn giao thông đã xảy ra trên gói thầu do 2 đơn vị này thi công. Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản yêu cầu, Ban Quản lý Dự án 2 kiểm soát tiến độ, chất lượng dự án và phê bình các nhà thầu yếu kém.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 nối Gia Lai - Bình Định (giai đoạn 2) thuộc Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên bao gồm tuyến quốc lộ có chiều dài 143 km đi qua địa bàn hai tỉnh Gia Lai (126 km) và Bình Định (17 km) do Ban Quản lý Dự án 2 (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư. Tổng vốn 3.654 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB), vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia và vốn đối ứng của Việt Nam. Dự án chính thức khởi công từ cuối tháng 8/2021 và dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Với tình trạng thi công hiện nay, khả năng dự án hoàn thành đúng tiến độ là rất thấp.

Tình trạng thi công cẩu thả, thiếu khoa học không chỉ gây mất an toàn giao thông, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân sống dọc tuyến Quốc lộ 19. Bà con mong muốn, các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát và có chế tài cụ thể xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm, qua đó, nâng cao trách nhiệm của các nhà thầu thi công, đảm bảo không để xảy ra các vụ việc đáng tiếc.

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.