Tôi lủi thủi ngồi ăn bữa cơm một mình. Hai đứa con thì mỗi đứa một tô ngồi hai góc nhà, và tất nhiên mỗi đứa đều có cái điện thoại bên cạnh.
|
Minh họa: Văn Nguyễn |
Chúng vừa ăn cơm vừa dán mắt vào màn hình điện thoại. Vợ nhắn tin báo về muộn vì kẹt xe, một điệp khúc không thể bàn cãi giữa thành phố hơn mười triệu dân như TP.HCM. Xong bữa cơm, tôi uể oải bê tô cơm đã ăn xong bỏ vào bồn rửa sau khi chừa phần cho vợ. Và không biết từ bao giờ, cái bồn rửa chén là nơi mà cả nhà chúng tôi có thể vội vã gặp nhau, để rồi mỗi người lại hối hả cho thế giới của riêng mình.
Sau một thời gian dài đầy chán chường như vậy, tôi quyết thay đổi. Mỗi ngày khi đi làm về, thay vì ghé đâu đó mua đồ ăn sẵn về cho cả gia đình, tôi lại chịu khó chạy ra chợ để mua đồ về nấu. Bữa cơm đầu tiên, hai đứa con tôi vô cùng khó chịu vì ba bắt chúng phải ngồi vào bàn cũng như dẹp luôn hai cái điện thoại. Vợ đi làm về và cô ấy ngạc nhiên vì chồng con đang đợi cô ấy cùng bữa cơm... Và cứ như vậy, cuộc sống gia đình tôi đã thay đổi dần bằng những nụ cười, những câu chuyện cũng nhờ những bữa cơm.
Hai đứa con tôi giờ thay nhau kể lại một ngày đầy ắp câu chuyện của chúng về trường lớp, bạn bè với ba mẹ. Tôi cũng biết thêm về những khó khăn, những dự định cho công việc của vợ mình. Tôi không thể ngờ chỉ là những bữa cơm mà cả nhà phải “buộc” phải ngồi cùng nhau, đã tạo ra sự tương tác ấm cúng như vậy.
Chúng vừa ăn cơm vừa dán mắt vào màn hình điện thoại. Vợ nhắn tin báo về muộn vì kẹt xe, một điệp khúc không thể bàn cãi giữa thành phố hơn mười triệu dân như TP.HCM. Xong bữa cơm, tôi uể oải bê tô cơm đã ăn xong bỏ vào bồn rửa sau khi chừa phần cho vợ. Và không biết từ bao giờ, cái bồn rửa chén là nơi mà cả nhà chúng tôi có thể vội vã gặp nhau, để rồi mỗi người lại hối hả cho thế giới của riêng mình.
Sau một thời gian dài đầy chán chường như vậy, tôi quyết thay đổi. Mỗi ngày khi đi làm về, thay vì ghé đâu đó mua đồ ăn sẵn về cho cả gia đình, tôi lại chịu khó chạy ra chợ để mua đồ về nấu. Bữa cơm đầu tiên, hai đứa con tôi vô cùng khó chịu vì ba bắt chúng phải ngồi vào bàn cũng như dẹp luôn hai cái điện thoại. Vợ đi làm về và cô ấy ngạc nhiên vì chồng con đang đợi cô ấy cùng bữa cơm... Và cứ như vậy, cuộc sống gia đình tôi đã thay đổi dần bằng những nụ cười, những câu chuyện cũng nhờ những bữa cơm.
Hai đứa con tôi giờ thay nhau kể lại một ngày đầy ắp câu chuyện của chúng về trường lớp, bạn bè với ba mẹ. Tôi cũng biết thêm về những khó khăn, những dự định cho công việc của vợ mình. Tôi không thể ngờ chỉ là những bữa cơm mà cả nhà phải “buộc” phải ngồi cùng nhau, đã tạo ra sự tương tác ấm cúng như vậy.
Chúng ta đã nói quá nhiều về những khoảng lặng của những tổ ấm thời công nghệ, khi mà ngay cả con trẻ cũng bận bịu chứ không chỉ người lớn. Thời gian mà ai đó phải dành cho nhau chỉ vội vã qua những chuyến xe đưa đón, chỉ hững hờ qua những lời nói, hỏi han nhát gừng. Mọi thứ đã có công nghệ lo hết. Đó là những tổ ấm đã lạnh băng vì không còn hơi ấm của những chờ đợi tương tác, của những sẻ chia hay chỉ đơn giản là ai đó có cơ hội ngồi nhìn nhau với ánh mắt đầy quan tâm.
Chẳng có một mái ấm nào mong muốn những điều đó cả, cũng như còn đó rất nhiều gia đình khác vẫn đang loay hoay tìm cách thu ngắn lại những khoảng lặng vô hình để được gần nhau.
Dễ lắm, chỉ là bữa cơm, bữa cơm mà ai đó phải chấp nhận bỏ công sức, thời gian để đưa tình yêu vào đó. Bữa cơm mà tất cả mọi người phải ngồi cùng nhau khi kết thúc một ngày. Tôi hạnh phúc khi nghe những giọng cười của vợ con xung quanh bữa cơm cùng những câu chuyện của họ. Nhớ lại những ngày đầu khi tôi cố “gò” gia đình cùng ăn bữa cơm chiều, ai cũng khó chịu. Nhưng giờ đây, tôi mỉm cười mỗi khi đọc được tin nhắn của con “chiều về ăn cơm, con sẽ kể ba nghe”...
Theo Tạ Tư Vũ (thanhnien)