Bức thư đẫm nước mắt con gái gửi người cha chưa một lần gặp mặt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đối với Trang, ký ức về người cha là những câu chuyện từ lời kể của bà ngoại và mẹ. Bao tâm sự, nỗi nhớ cô chỉ biết gửi vào từng dòng thư mong người bố trên thiên đàng hiểu được nỗi lòng của người con gái khát khao có một mái ấm gia đình đầy đủ cả cha lẫn mẹ.



Nguyễn Thùy Trang năm nay 22 tuổi, hiện đang sinh sống và học tập tại Nhật Bản. Ít ai biết rằng, cô gái có khuôn mặt đáng yêu và nụ cười rạng rỡ ấy lại luôn mang trong lòng một nỗi buồn giấu kín. Từ khi có mặt trên cuộc đời này, cô chưa một lần được gặp mặt người cha ruột của mình.

Bố của Trang bị bệnh và mất lúc mẹ cô đang mang thai cô được 3 tháng. Rồi cô chào đời và lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà, của mẹ. Cô chỉ được biết mặt cha mình qua những tấm ảnh đã cũ nhòe mà mẹ cô cẩn thận cất kỹ trong ngăn tủ.

Mẹ Trang thương con gái thiệt thòi, vừa sinh ra đã không biết mặt bố nên quyết định ở vậy nuôi nấng và bù đắp tình cảm cho cô. Nhưng dù cho mẹ có dành bao nhiêu tình thương đi chăng nữa cũng không bù lại được hơi ấm của cha. Mỗi lần nhớ bố, cô lại sà vào lòng bà, xin bà kể cho nghe những câu chuyện về bố của cô lúc ông còn sống. Lần nào bà kể đến đoạn lời dặn của bố cô trước lúc mất, hai bà cháu cũng rơm rớm nước mắt. Bằng cách như vậy, hình ảnh của người bố đã mất trở nên sống động và ngày càng in sâu vào trái tim của cô con gái nhỏ.

Rồi Trang đến tuổi cắp sách đi học, nhìn chúng bạn có bố mẹ đưa đón mà cô thèm lắm nhưng đành cất kỹ nỗi khao khát đó vào trong lòng bởi cô sợ làm mẹ buồn. Năm Trang học lớp bốn, lần đầu tiên được học viết một bức thư. Và bức thư đầu tiên ấy, cô dành để viết cho người bố chưa một lần gặp mặt của mình.


 

 Bức thư Trang viết cho người bố chưa một lần được gặp mặt khiến ai đọc xong cũng không khỏi xót lòng. Ảnh: NVCC
Bức thư Trang viết cho người bố chưa một lần được gặp mặt khiến ai đọc xong cũng không khỏi xót lòng. Ảnh: NVCC



Thư viết xong nhưng Trang không nộp cho cô giáo mà giữ lại kẹp trong quyển sổ, giấu kỹ dưới ngăn bàn. Trong một lần dọn dẹp, mẹ cô vô tình phát hiện ra bức thư cô viết cho cha. Từng dòng viết đều in đậm một nỗi buồn đau, mất mát mà mẹ cô không nghĩ rằng một đứa trẻ còn ít tuổi như vậy đã cảm nhận được sâu sắc đến thế.

"Từ khi tôi cất tiếng khóc đầu tiên chào đời, tôi chưa hề được biết mặt bố. Bố đã sang thế giới bên kia bỏ lại hai mẹ con tôi khi tôi mới được 3 tháng trong bụng mẹ. Tôi thầm nghĩ, chắc cảm giác có bố sẽ hạnh phúc và sung sướng biết bao. Mỗi buổi tối, qua khung cửa sổ nhà hàng xóm, nghe tiếng em bé cười hồn nhiên, vui vẻ bên bố, tôi thèm có bố lắm...".

Đoạn viết mở đầu bức thư với những nét bút trẻ thơ nguệch ngoạc nhưng chứa đựng nỗi buồn da diết và nỗi khát khao cháy bỏng được một lần gặp cha của Trang năm cô 9 tuổi. Mẹ Trang kể rằng, khoảnh khắc đọc bức thư ấy khiến bà cảm thấy nhói lòng.

"Hồi đó bé Trang rất hiếu động. Thấy con bé hồn nhiên vui đùa tôi không nghĩ rằng trong lòng nó giấu một nỗi niềm buồn bã đến thế".

Bức thư Trang viết cho bố được mẹ cô cẩn thận ép plastic và lưu giữ như một kỷ niệm đẹp mà buồn. Vừa cẩn thận vuốt nhẹ lên bức thư mà con gái viết cách đây hơn chục năm, mẹ cô vừa kể lại chuyện khi ấy.

Sau khi biết mẹ đã phát hiện ra bức thư mình viết cho bố, Trang tỏ ra ngại và  mấy lần lén tìm bức thư để đốt đi. May mà mẹ cô phát hiện kịp thời nên còn giữ lại được 1 phần của bức thư ấy và bà đem cất kỹ cho đến tận bây giờ.

"Trang nó nhạy cảm lắm. Nó sợ tôi đọc thư biết được tâm sự của nó và buồn lòng nên mấy lần định lén đốt đi để tôi khỏi lấy ra đọc rồi nghĩ ngợi", mẹ Trang chia sẻ.


 

 Trang hiện tại đã là một du học sinh Nhật. Ít ai biết rằng đằng sau nụ cười tươi rói lại ẩn chứa một nỗi buồn đến vậy. Ảnh: NVCC
Trang hiện tại đã là một du học sinh Nhật. Ít ai biết rằng đằng sau nụ cười tươi rói lại ẩn chứa một nỗi buồn đến vậy. Ảnh: NVCC



Đến hiện tại, Trang đã là một du học sinh ở Nhật. Nhắc lại chuyện về bức thư cũ cô không còn giấu giếm hay ngại ngùng như hồi nhỏ nữa. Cô cho biết, sau khi hoàn thành chương trình học sẽ về Việt Nam vừa làm vừa chăm sóc mẹ. Hai mẹ con nương tựa vào nhau.

Về người bố đã mất khi chưa một lần gặp mặt, Trang luôn dành một góc nhỏ trong tim để tưởng nhớ. Nỗi nhớ mong dành cho cha được cô gái chuyển thành động lực để cố gắng phấn đấu học tập nơi xứ người, báo đáp công ơn của mẹ và để người cha nơi thiên đàng được an lòng.

Theo Sương Mai (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.