Cậu bé 10 tuổi ở Phú Yên đạp xe đi Bình Dương tìm mẹ: Khi nỗi nhớ thắng nỗi sợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chuyện cậu bé 10 tuổi với ý định đạp xe từ Phú Yên đến Bình Dương để thăm mẹ khiến nhiều người xót xa, muốn tìm hiểu về hoàn cảnh của bé.

"Con nhớ mẹ..."

Ngày 17/2, PV VTC News có mặt tại nhà bà Hồ Thị Tuyết (SN 1968, bà ngoại của bé Võ Nguyễn Thái Bảo- cậu bé 10 tuổi định đạp xe từ Phú Yên đi Bình Dương để tìm mẹ) ở khu phố Mỹ Hòa, phường Hòa Hiệp Bắc, TX Đông Hòa, Phú Yên.

Căn nhà cấp bốn tuềnh toàng được lợp bằng tôn, phía sau nhà chưa tô vách là nơi sinh sống của bà Tuyết, cháu Bảo và 2 chị gái của Bảo.

Thấy người gọi cửa, bà Tuyết dò dẫm từng bước ra mời khách. Biến chứng của lần không may bị điện giật khiến bà đi lại khó khăn.



Từ ngày mẹ đi làm xa, đêm nào Bảo cũng khóc vì nhớ mẹ.

Từ ngày mẹ đi làm xa, đêm nào Bảo cũng khóc vì nhớ mẹ.

Nghe nhắc tên mình, bé Bảo chạy tới chào chúng tôi rồi lấy ghế ngồi cạnh ngoại. Bảo hiện là học sinh lớp 4B, trường tiểu học Lý Tự Trọng. Cậu bé 10 tuổi gầy gò, da ngăm đen với câu chuyện đi tìm mẹ khiến nhiều người xúc động.

Sau những phút ngại ngùng với người lạ, Bảo kể lại hành trình tìm mẹ từ Phú Yên vào Bình Dương chỉ với chiếc xe đạp và 150 nghìn đồng.

Mẹ Bảo là chị Võ Thị Thu Hằng (34 tuổi), đang làm công nhân tại tỉnh Bình Dương. Vì điều kiện kinh tế khó khăn, đã 3 năm, Bảo mới được gặp mẹ vào dịp Tết này nhưng chỉ vỏn vẹn 2 ngày.

“Mẹ về ngày mùng 4 Tết dẫn con đi chơi, đi ăn nhưng mùng 6 mẹ đã phải vào đi làm” – Bảo nói.

Khi mẹ đi, Bảo nhớ mẹ, thức cả đêm. Sáng hôm sau, nỗi nhớ mẹ lại thêm quay quắt. Bảo ngồi thơ thẩn chẳng thiết gì lời mời gọi đi chơi của chúng bạn. Rồi ý nghĩ đi tìm mẹ vụt loé trong đầu cậu bé 10 tuổi.

Và rồi, dù hành trình mình phải vượt qua là bao xa, chưa biết con đường từ Phú Yên qua Bình Dương phải đi như thế nào, Bảo quyết định khăn gói đạp xe đi tìm mẹ.

"Con chỉ mong có thể ở thêm với mẹ vài ngày trước khi kết thúc kỳ nghỉ Tết", Bảo ngậm ngùi nói.

Có lần, nghe bà ngoại nói rằng mẹ ở hướng Nam nên cứ theo đó mà đi. Hành trang cho chuyến đi là chiếc xe đạp, 2 chai nước suối và 150 nghìn đồng tiền lì xì.

17h ngày 16/2 (tức Mùng 7 Tết), Bảo rời nhà. Cứ đi được 3km, Bảo lại hỏi người đi đường rằng: “Cô ơi, đường vào Bình Dương là ở đâu?”, có người tưởng Bảo hỏi đùa nên không ai chỉ, có người nói "cứ đi thẳng".



Chiếc xe đạp Bảo dùng để đi tìm mẹ.

Chiếc xe đạp Bảo dùng để đi tìm mẹ.

Đến đoạn QL29 (thuộc khu phố Đa Ngư, phường Hoà Hiệp Nam), cách nhà 10km, Bảo dừng lại hỏi đường. Sau đó, Bảo được người dân đưa về trụ sở công an và bàn giao cho gia đình.

Gặp lại cháu ngoại, bà Tuyết chỉ biết ôm chặt lấy cháu và khóc.

“Tôi ra chùa thì Bảo ở nhà soạn đồ đi nên tôi không biết. Lúc về, không thấy cháu đâu nên tôi báo lực lượng chức năng. Bảo mà gặp chuyện gì thì tôi không sống nổi”, bà Tuyết kể.

Khi được hỏi: “Đi như vậy có thấy sợ và mệt không?” Bảo nhanh nhảu đáp rằng: “Con nhớ mẹ, chỉ cần có mẹ thì mọi sợ hãi đều không là gì cả. Con dự định đói thì mua đồ ăn, buồn ngủ thì nằm ngoài đường ngủ”.

Chia sẻ với VTC News qua điện thoại, chị Võ Thị Thu Hằng (mẹ của bé Bảo) cho biết, đã 6 năm qua, ba của Bảo bỏ đi biền biệt, chị phải gồng gánh nuôi các con, cũng may có sự hỗ trợ từ bà ngoại.

Cuộc sống khó khăn, chị vào Bình Dương làm công nhân cho một xưởng giày dép. “Dù rất nhớ các con nhưng với đồng lương ít ỏi, tôi cũng không về thăm các con thường xuyên được", chị Hằng cho biết.

Khi nghe tin con trai đạp xe tìm mẹ, chị khóc không thành lời, rất muốn về với con nhưng công việc nên không thể về được. “Tôi gọi về an ủi cháu cả đêm. Tôi có nói với cháu sẽ cố gắng thường xuyên về thăm nên cháu đừng đi như vậy nữa, rất nguy hiểm. May Bảo được người dân phát hiện sớm và đưa về nhà, chứ nếu con gặp gì không may chắc tôi ân hận cả đời”, chị Hằng bộc bạch.

Bà cháu nương tựa nhau sống qua ngày

Khi được hỏi về hoàn cảnh các cháu, bà Tuyết với đôi mắt ngấn lệ, kể lại những ngày tháng cơ cực khi gồng gánh nuôi cháu khi ba mẹ chúng tan vỡ.

Bà Tuyết sinh được 4 người con, chồng bà mất đã gần 30 năm khi các con còn nhỏ, mình bà nuôi con lớn rồi dựng vợ, gả chồng.



Bà Tuyết mắt ngấn lệ kể về hoàn cảnh các cháu.

Bà Tuyết mắt ngấn lệ kể về hoàn cảnh các cháu.

6 năm trước, ba của bé Bảo bỏ đi biền biệt, để lại Bảo và em Võ Nguyễn Trâm Anh (15 tuổi, chị gái Bảo) cho bà Tuyết nuôi, còn chị Hằng vào Nam mưu sinh.

Dịch COVID-19 khiến công việc của chị Hằng bị ảnh hưởng nên 3 năm qua thu nhập của chị rất thấp, lễ tết không thể về nhà thăm con.

Thương các cháu chịu cảnh thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm, bà Tuyết gắng sức làm lụng. Hằng ngày, bà làm đậu hũ bán, rồi thêm cả việc lột hành mướn để thêm thu nhập nuôi các cháu ăn học.

Thế nhưng, 3 năm trước, trong một lần làm việc, bà Tuyết bị điện giật dẫn đến đa chấn thương, phải nằm một chỗ. Từ đó, mọi gánh nặng công việc đè lên những đứa trẻ ở tuổi ăn học.

Ở cùng với bà Tuyết còn có người cháu Võ Thị Thu Hồng (13 tuổi), là con gái của em chị Hằng. Cứ 20h, các cháu làm đậu hũ để sáng sớm đi bán, còn Bảo đi bán xôi rồi về đi học.

“Giờ tôi tuổi già sức yếu, bà cháu nương tựa lẫn nhau sống qua ngày. Chúng nó rất ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành và biết phụ giúp công việc nhà”, bà Tuyết nói.

Lãnh đạo UBND TX Đông Hòa cho biết, gia đình bà Hồ Thị Tuyết thuộc hộ cận nghèo của địa phương. Bà Tuyết bị điện giật nên sức khỏe không tốt, bà sống với 3 người cháu ngoại.

Sau khi nắm được sự việc, UBND thị xã Đông Hòa đã sẽ làm việc trực tiếp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan để động viên gia đình, lên phương án hỗ trợ, tạo điều kiện cho Bảo trong đời sống cũng như học tập.

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.