Đường sắt Bắc-Nam đã thông tuyến trở lại sau đợt mưa lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Phan Thanh Long, Phó Giám đốc Chi nhánh Vận tải hành khách đường sắt Đà Nẵng cho biết đến 9 giờ ngày 10/12, ngành đường sắt đã khắc phục xong điểm sạt lở trên tuyến Bồng Sơn-Vạn Phú (tỉnh Bình Định), tuyến đường sắt Bắc-Nam đã được thông tuyến trở lại.

Trước đó, vào hồi 23 giờ ngày 9/12, các lực lượng ngành đường sắt cũng đã khắc phục xong hai điểm sạt lở tại Km 799+800 và Km 799+850, đoạn qua địa bàn quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng).

Đến sáng 10/12, ga Đà Nẵng đã mở bán vé trở lại cho hành khách.


 

 Khắc phục đoạn tuyến đường sắt Bắc-Nam qua Đà Nẵng. (Ảnh: Đinh Văn Nhiều/TTXVN)
Khắc phục đoạn tuyến đường sắt Bắc-Nam qua Đà Nẵng. (Ảnh: Đinh Văn Nhiều/TTXVN)



Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió đông, ngày 10/12, các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng đã có mưa vừa, mưa to.

Lượng mưa phổ biến từ 10-30mm, có nơi cao hơn như Hòa Phú Thành 34,6mm, Bà Nà 64,6mm và cảnh báo, trong khoảng thời gian 6 giờ tới, khu vực thành phố tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Cụ thể, huyện Hòa Vang lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 100mm; quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn lượng mưa phổ biến từ 40-80mm; quận Liên Chiểu, Thanh Khê và Hải Châu, Cẩm Lệ lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, có nơi trên 80mm.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ cũng đưa ra dự báo trong này 10/12, trên các sông thuộc thành phố Đà Nẵng xuất hiện một đợt lũ, đỉnh lũ ở mức trên báo động 1.

Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất ở vùng núi, lũ quét trên các sông suối nhỏ, đặc biệt khu vực Hòa Vang, Liên Chiểu; tình hình ngập úng vùng trũng thấp vẫn tiếp tục diễn ra, nhiều khu vực ngập sâu, đặc biệt tại khu vực huyện Hòa Vang, quận Hải Châu, quận Thanh Khê, quận Cẩm Lệ, quận Sơn Trà. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1 đến cấp độ 2.

Theo ghi nhận của phóng viên đến sáng 10/12, lượng mưa trên địa bàn thành phố đã giảm, các tuyến phố bị ngập như Hàm Nghi, Trưng Nữ Vương, Quang Trung, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Linh, Tôn Đức Thắng... nước đã rút, giao thông đi lại lại bình thường.

Hiện các lực lượng chức năng và người dân đang khẩn trương dọn dẹp vệ sinh, khắc phục hậu quả do ảnh hưởng do mưa lớn gây ra.

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Đà Nẵng, trong đêm 8 đến ngày 9/12, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có mưa lớn khiến nhiều tuyến đường tại Đà Nẵng bị ngập sâu từ 30cm-1,2m, với hơn 1.200 hộ bị ngập.

Nhiều tuyến đường trong khu vực nội thị bị ngập cục bộ trong nhiều giờ khiến nhiều xe máy, ôtô bị chết máy, giao thông bị tê liệt.

Mưa lớn cũng đã khiến một số diện tích rau trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, huyện Hòa Vang bị thiệt hại.

Cụ thể, tại quận Ngũ Hành Sơn, có 33ha rau tại khu vực A20, phường Hòa Hải, phường Hòa Quý và phường Mỹ An bị hư, dập từ 30-70%; 5.000 chậu hoa các loại tại phường Khuê Mỹ bị hư hại trên 30%; huyện Hòa Vang có 11 ha rau bị hư hại.

Đinh Văn Nhiều (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.