Được nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong khi có nhiều hộ nghèo luôn nỗ lực vươn lên và tình nguyện viết đơn xin được thoát nghèo, thì vẫn còn không ít trường hợp vẫn muốn… được nghèo.

Thực tế trên cho thấy vẫn rất cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động làm đổi thay nếp nghĩ của chính hộ nghèo.

Tháng 10 năm ngoái, tôi được bác trưởng thôn “rủ” tham gia cuộc điều tra, rà soát tình hình các hộ nghèo, cận nghèo trong thôn để có cơ sở chuẩn bị cho việc bình xét, lập danh sách hộ nghèo.

Đi cho biết tụi tôi cực cỡ nào- bác trưởng thôn nói vậy.

Tôi biết, quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được tiến hành khá chặt chẽ. Và tôi rất chia sẻ với sự vất vả của bác trưởng thôn. Bởi bác không thể thiếu trong thực hiện từng ấy khâu, từng ấy việc.

Đặc biệt là khâu họp dân lấy ý kiến về kết quả đánh giá, tính điểm đối với các hộ gia đình qua rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.

Hộ nghèo được quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: H.L

Hộ nghèo được quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: H.L

Hôm ấy, chúng tôi đã vào nhà một đôi vợ chồng trẻ. Dù trẻ nhưng đã “kịp” đẻ một lèo 5 đứa con, sàn sàn nhau, đứa lớn nhất chưa vào lớp 1. Chồng đi làm thuê, chị vợ vừa trông chừng 2 con bò thả trong vườn.

Thấy chúng tôi, chị vợ nhấm nhẳng: Trước đây, gia đình cháu thuộc diện hộ nghèo, năm rồi “bị” đưa vào danh sách thoát nghèo vì có 2 con bò. Cuộc sống vẫn khó khăn lắm bác trưởng thôn ơi. Khi thoát nghèo rồi bị cắt hết các chính sách hỗ trợ. Sang năm, bác xem thế nào giúp cháu với.

Bên cạnh một số hộ thật sự không thể thoát nghèo; một số hộ nghèo tỏ rất ngại và khổ tâm vì có tên trong danh sách hộ nghèo thì cũng không ít hộ không muốn thoát nghèo. Nếu họ không có tên trong danh sách là phản ứng ra mặt- bác trưởng thôn phàn nàn.

Bẵng đi khá lâu, mới đây, nhân dịp tham gia đợt tặng quà tết tại với một nhóm từ thiện, tôi ghé thăm nhà đôi vợ chồng trẻ nọ.

Anh chồng vẫn đi làm thuê; chị vợ đang cuốc đất trồng rau trong vườn. Không còn thấy cặp bò đâu nữa.

“Do bị bệnh nên em bán rồi”- chị vợ giải thích. Rồi hồn nhiên khoe: Năm nay nhà em “được vào” danh sách hộ nghèo rồi anh ạ.

Chưa đề cập vội đến chuyện tái nghèo của gia đình này, chỉ riêng chuyện chị vợ thấy vui vì “được nghèo” đã làm tôi thấy ái ngại.

Phải khẳng định rằng, trong những năm qua, công tác giảm nghèo đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh Kon Tum. Các cấp, các ngành đã vào cuộc tích cực và trách nhiệm trong triển khai chủ trương, chính sách về giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Đặc biệt, để tạo sinh kế cho hộ nghèo nói chung và hộ nghèo DTTS nói riêng, tỉnh đã triển khai hiệu quả 3 chương trình MTQG, gồm: Giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2021-2025); phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn 1 từ năm 2021-2025); xây dựng nông thôn mới.

Các chính sách hỗ trợ cần khơi dậy được khát vọng vươn lên của hộ nghèo. Ảnh: HL

Các chính sách hỗ trợ cần khơi dậy được khát vọng vươn lên của hộ nghèo. Ảnh: HL

Hàng nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương và vốn đối ứng địa phương đã được đầu tư cho các dự án, công trình, từ đó góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, từng bước nâng cao đời sống người dân.

Và chính nhiều hộ nghèo cũng có khát vọng thoát nghèo. Bản thân họ đã không còn e ngại, tự ti và lo lắng nữa, mà sẵn lòng tham gia, chủ động tham gia hành trình giảm nghèo.

Theo thống kê, trong năm 2023, toàn tỉnh đã có 6.258 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo (tương ứng tỷ lệ giảm hộ nghèo là 4,19%).

Tuy nhiên, trong khi nhiều hộ nghèo luôn nỗ lực vươn lên và tình nguyện viết đơn xin được thoát nghèo, thì vẫn còn không ít trường hợp muốn… được nghèo.

Lý do khá… tế nhị là họ đã “quen” hưởng chính sách đãi ngộ của Nhà nước. Nếu ra khỏi danh sách hộ nghèo, thì đồng nghĩa với việc mất đi nhiều ưu đãi, như hỗ trợ về chi phí khám chữa bệnh; miễn học phí cho con em khi đi học; được hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hằng tháng.

Quan trọng hơn cả, đối với hộ nghèo, Đảng, Nhà nước và xã hội luôn dành sự quan tâm, hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi; đầu tư xây dựng các mô hình để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Tuy vậy, có một thực tế là, việc xây dựng, thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo lại được thực hiện theo quan điểm nhân đạo, tất cả mọi người nghèo đều được hỗ trợ như nhau, vì thế, có lúc chưa phù hợp với thực tiễn.

Bên cạnh những hộ nghèo rất cần nhận được sự ưu đãi, tạo điều kiện, như hộ nghèo trong diện chính sách, thì có những hộ nghèo do nghiện ngập rượu chè, cờ bạc, hút hít, lười lao động, ỷ lại lẽ ra phải lên án, nhưng vẫn nghiễm nhiên được hưởng chính sách giảm nghèo.

Ðó là những cái nghèo tạo tâm lý không lành mạnh, ganh đua nhau để được là “hộ nghèo”.

Thế mới có chuyện: Có gia đình thấy vui khi “bám trụ” danh sách hộ nghèo và có gia đình được thoát nghèo lại không mấy hài lòng.

Tôi đồng tình với ý kiến cho rằng, các chính sách đối với người nghèo chỉ là tiền đề, điểm tựa để giúp họ trong những giai đoạn khó khăn. Để thực sự thoát được nghèo hơn lúc nào hết là do nghị lực, ý thức và khả năng sử dụng những nguồn hỗ trợ của hộ nghèo.

Mặt khác, bên cạnh việc vận động, động viên, hỗ trợ cho hộ nghèo thoát nghèo cũng cần có biện pháp nghiêm khắc với những hộ có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, làm mọi cách để được công nhận “hộ nghèo”.

Trong những trường hợp này, cần kiên quyết bỏ chính sách giảm nghèo khi họ không chấp nhận điều kiện nhà nước nêu ra, hoặc khi họ không có ý thức vươn lên thoát nghèo.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chính sách hỗ trợ hộ nghèo nên giảm dần tính chất “cho không”, tăng dần chính sách cho vay có điều kiện với thời hạn nhất định. Có thể hỗ trợ cho các hộ nghèo có thời hạn, nhưng bản thân hộ nghèo phải cam kết vươn lên, không thể cứ ở mãi trong diện nghèo.

Đấy là nói theo… sách vở, còn hiểu một cách đơn giản hơn, cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động làm đổi thay nếp nghĩ của chính hộ nghèo, làm cho hộ nghèo nhận thức được rằng: Nghèo là khuyết điểm cần tránh, không thể vui vì “được là hộ nghèo”.

Có như vậy, công tác giảm nghèo mới thực sự lan tỏa, đi vào chiều sâu và ngày càng bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.