Dùng dao bầu đâm chết người vì bị tát vào mặt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bị Công dùng dao dọa và tát vào mặt, Sơn đã lấy dao bầu lao vào chém và đâm thấu ngực đối thủ.

Ngày 6-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Vũ Quốc Sơn (43 tuổi, trú tại phường Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) để điều tra về hành vi giết người.

Đối tượng Sơn tại cơ quan công an

Đối tượng Sơn tại cơ quan công an

Theo thông tin ban đầu, khoảng 9 giờ ngày 15-3, Sơn đến nhà một người quen ở cùng phường ăn nhậu. Đến khoảng 10 giờ 30 phút cùng ngày thì ông Phan Tiến Công (46 tuổi, trú cùng phường) cũng tới đây chơi. Lúc này, do uống rượu đã mệt nên Sơn lên ghế ở phòng khách nằm nghỉ. Một lúc sau, ông Công cầm một con dao dài khoảng 20cm đến nắm cổ áo Sơn và hỏi: “Hôm qua mày đòi đánh ai"?

Thấy vậy mọi người đã đến can ngăn nhưng ông Công vẫn dùng tay tát một cái trúng vào mặt Sơn. Tức giận, Sơn chạy vào bếp lấy một con dao bầu dài khoảng 30cm lao vào chém và đâm một nhát trúng vùng ngực của ông Công khiến nạn nhân gục xuống tại chỗ.

Cơ quan chức năng lấy lời khai đối tượng Sơn

Cơ quan chức năng lấy lời khai đối tượng Sơn

Dù được người dân đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên ông Công đã tử vong. Theo kết luận giám định pháp y, ông Công tử vong vì vết thương thấu ngực trái làm thủng tim dẫn đến suy tuần hoàn cấp do mất máu.

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).