Đưa vào khai thác đường song hành cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Dự án đường song hành cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây có chiều dài khoảng 4km, gồm hai đoạn đường rộng 20m, 4 làn xe, nằm bên phải tuyến cao tốc theo hướng đi Long Thành-Dầu Giây.
Đường song hành cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây (bên trái) được đưa vào khai thác. (Ảnh: TTXVN phát)

Đường song hành cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây (bên trái) được đưa vào khai thác. (Ảnh: TTXVN phát)

Sáng 17/9, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cùng Công ty Nguyên Phương (nhà đầu tư) đã tổ chức thông xe công trình đường song hành cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, đoạn từ đường Nguyễn Thị Định đến Đỗ Xuân Hợp (phường An Phú, thành phố Thủ Đức) dài hơn 3km.

Dự án đường song hành cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây được khởi công năm 2017 theo hợp đồng BT (xây dựng-chuyển giao), có chiều dài khoảng 4km, (tổng mức đầu tư hiện đang được cập nhật), gồm hai đoạn đường rộng 20m, 4 làn xe, nằm bên phải tuyến cao tốc theo hướng di chuyển đi Long Thành-Dầu Giây.

Trên tuyến có 2 cây cầu (cầu Bà Dạt, cầu Mương Kênh) và vỉa hè, hệ thống thoát nước, đèn chiếu sáng, cây xanh hai bên đường; trong đó, đoạn từ đường Mai Chí Thọ đến đường Đỗ Xuân Hợp dài hơn 3,2km được tổ chức thông xe, đưa vào khai thác từ ngày 17/9.

Đoạn còn lại dài gần 700m, nối từ đường Đỗ Xuân Hợp đến đường Vành đai 2 hiện chưa hoàn thành do vướng giải phóng mặt bằng.

Theo ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, việc thông xe tuyến đường song hành góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông cửa ngõ phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuyến đường giúp giảm tải cho đường dẫn cao tốc, lưu thông thông suốt với các tuyến lân cận như Nguyễn Thị Định, Đỗ Xuân Hợp, Mai Chí Thọ, kết nối thuận lợi đến Vành đai 2 và đồng bộ với nút giao An Phú.

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai thi công nút giao An Phú nên việc thông xe đường song hành cao tốc cũng sẽ góp phần hỗ trợ trong việc tổ chức giao thông khu vực nút giao, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nút giao An Phú và đường dẫn đường cao tốc.

Đối với đoạn tuyến còn lại từ đường Đỗ Xuân Hợp đến đường Vành đai 2 dài gần 700m, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các các đơn vị liên quan khẩn trương phối hợp, hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thành điều chỉnh dự án đầu tư, tháo gỡ vướng mắc, sớm bàn giao mặt bằng để hoàn thành thủ tục, triển khai hoàn thành và thông xe toàn tuyến trong năm 2024.

Theo phương án tổ chức giao thông phục vụ khai thác đoạn song hành trên, đoạn từ đường Đỗ Xuân Hợp đến đường Nguyễn Thị Định tổ chức lưu thông 2 chiều các loại xe ô tô con, xe ô tô khách từ 16 chỗ trở xuống và xe 2 bánh; cấm các loại xe ôtô tải, xe ôtô khách trên 16 chỗ lưu thông trên đoạn đường này.

Trong khi đó, đoạn từ đường Nguyễn Thị Định đến đường Mai Chí Thọ tổ chức lưu thông 2 chiều các loại xe 2 bánh; cấm xe ôtô lưu thông trên đoạn đường này.

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.