Đứa con nuôi của đồn biên phòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cậu bé Lê Ngọc Thanh (mồ côi cả cha lẫn mẹ) được các chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuy Hòa (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) chăm sóc, nuôi dạy tại đồn.
Lê Ngọc Thanh cùng các chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuy Hòa vui vẻ dùng cơm trong không khí thân thương, ấm áp - Ảnh: LÂM THIÊN
Lê Ngọc Thanh cùng các chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuy Hòa vui vẻ dùng cơm trong không khí thân thương, ấm áp - Ảnh: LÂM THIÊN
Cha mất trong một tai nạn trên biển vào năm 2013, một năm sau mẹ cũng ra đi mãi mãi vì bệnh hiểm nghèo, bốn chị em của cậu bé Lê Ngọc Thanh (ở xã An Phú, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) sống cùng ông bà ngoại đã ngoài 75 tuổi.
Những tưởng cuộc sống và con đường học tập của Thanh sẽ rơi vào bế tắc thế nhưng từ khi biết tin về hoàn cảnh của em, Đồn Biên phòng Tuy Hòa đã nhận em làm con nuôi, chăm lo cho em đến trường trong sự yêu thương, ấm áp.
Khoảng 4 tháng nay, Đồn Biên phòng Tuy Hòa (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) trở thành ngôi nhà thứ hai của cậu bé Lê Ngọc Thanh (học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân, P9, TP Tuy Hòa).
Những lúc rảnh rỗi, trò giải trí yêu thích của Thanh và các chiến sĩ là đánh cờ tướng. Đây là trò chơi giúp Thanh và các chiến sĩ gần gũi nhau hơn - Ảnh: LÂM THIÊN
Những lúc rảnh rỗi, trò giải trí yêu thích của Thanh và các chiến sĩ là đánh cờ tướng. Đây là trò chơi giúp Thanh và các chiến sĩ gần gũi nhau hơn - Ảnh: LÂM THIÊN
Những buổi đầu bỡ ngỡ, nhút nhát, thế nhưng đến thời điểm hiện tại mọi sinh hoạt, tác phong của cậu bé 9 tuổi đã thành thục, nề nếp giống hệt một người chiến sĩ thực thụ.
Trung úy Cao Đại Đồng, người được giao nhiệm vụ kèm cặp, chăm sóc Thanh chia sẻ: "Thanh rất nghe lời và ngoan ngoãn. Lúc đầu thì có vẻ e dè nhưng dần dần đã kết thân và nhớ tên gần 50 anh em chiến sĩ của đồn. Thanh học và tiếp thu nhanh. Bây giờ, mọi công việc: giặt quần áo, xếp mền mùng... tự bản thân Thanh đã làm được hết nên mọi người rất yên tâm".
Cô giáo Lê Thị Hồng Nhung, giáo viên chủ nhiệm của Thanh đánh giá: "Thanh là một học sinh tính hình hòa đồng, học lực khá và rất sôi nổi trong học tập. Từ ngày được nhận làm con nuôi của đồn biên phòng, Thanh có kỷ cương, nề nếp rất tốt so với các bạn trong lớp".
Sau 4 tháng chuyển trường và sống cùng các chiến sĩ đồn biên phòng, Lê Ngọc Thanh được thầy cô đánh giá là một học sinh năng động, kỷ cương và rất nề nếp trong học tập - Ảnh: LÂM THIÊN
Sau 4 tháng chuyển trường và sống cùng các chiến sĩ đồn biên phòng, Lê Ngọc Thanh được thầy cô đánh giá là một học sinh năng động, kỷ cương và rất nề nếp trong học tập - Ảnh: LÂM THIÊN
Mỗi ngày, các chiến sĩ ở Đồn Biên phòng Tuy Hòa thay phiên nhau đưa đón Thanh đến trường và về đơn vị như con em trong gia đình - Ảnh: LÂM THIÊN
Mỗi ngày, các chiến sĩ ở Đồn Biên phòng Tuy Hòa thay phiên nhau đưa đón Thanh đến trường và về đơn vị như con em trong gia đình - Ảnh: LÂM THIÊN
Thanh chia sẻ rằng mình ao ước lớn lên sẽ trở thành một chiến sĩ biên phòng để có thể được ở gần các anh, các chú tại Đồn Biên phòng Tuy Hòa - Ảnh: LÂM THIÊN
Thanh chia sẻ rằng mình ao ước lớn lên sẽ trở thành một chiến sĩ biên phòng để có thể được ở gần các anh, các chú tại Đồn Biên phòng Tuy Hòa - Ảnh: LÂM THIÊN
Mỗi khi chiều đến, Lê Ngọc Thanh háo hức cùng các chiến sĩ tập xà đơn -. Ảnh: LÂM THIÊN
Mỗi khi chiều đến, Lê Ngọc Thanh háo hức cùng các chiến sĩ tập xà đơn -. Ảnh: LÂM THIÊN
Và chơi thể thao cùng các anh, các chú - Ảnh: LÂM THIÊN
Và chơi thể thao cùng các anh, các chú - Ảnh: LÂM THIÊN
Đến cuối tuần, Thanh lại được các chiến sĩ chở về thăm ông bà ngoại. Mỗi khi về thăm ngoại, cậu bé lại ríu rít nói cười, kể về những anh chị trong Đồn Biên phòng Tuy Hòa - Ảnh: LÂM THIÊN
Đến cuối tuần, Thanh lại được các chiến sĩ chở về thăm ông bà ngoại. Mỗi khi về thăm ngoại, cậu bé lại ríu rít nói cười, kể về những anh chị trong Đồn Biên phòng Tuy Hòa - Ảnh: LÂM THIÊN
Sau 4 tháng làm quen với môi trường quân nhân, giờ đây tự thân mình, Thanh đã có thể giặt giũ quần áo như các chiến sĩ ở đây - Ảnh: LÂM THIÊN
Sau 4 tháng làm quen với môi trường quân nhân, giờ đây tự thân mình, Thanh đã có thể giặt giũ quần áo như các chiến sĩ ở đây - Ảnh: LÂM THIÊN
Buổi tối sau khi ăn cơm xong, khoảng 30 phút trước khi học bài, Thanh thường vào phòng các chiến sĩ để vui chơi, xem tin tức qua điện thoại - Ảnh: LÂM THIÊN
Buổi tối sau khi ăn cơm xong, khoảng 30 phút trước khi học bài, Thanh thường vào phòng các chiến sĩ để vui chơi, xem tin tức qua điện thoại - Ảnh: LÂM THIÊN
Cứ đúng 19h, Thanh được bạn cùng phòng - trung úy Cao Đại Đồng hướng dẫn học bài, làm bài cho đến 21h - Ảnh: LÂM THIÊN
Cứ đúng 19h, Thanh được bạn cùng phòng - trung úy Cao Đại Đồng hướng dẫn học bài, làm bài cho đến 21h - Ảnh: LÂM THIÊN
Trung úy Cao Đại Đồng tự tay mua tặng cho Thanh đồ mới để động viên Thanh cố gắng học tập. Thanh tỏ ra rất bất ngờ và vui mừng - Ảnh: LÂM THIÊN
Trung úy Cao Đại Đồng tự tay mua tặng cho Thanh đồ mới để động viên Thanh cố gắng học tập. Thanh tỏ ra rất bất ngờ và vui mừng - Ảnh: LÂM THIÊN
Theo LÂM THIÊN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.