Du lịch Việt Nam hướng tới mức 5,5 triệu khách quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Ba phần tư chặng đường của năm 2011 đã đi qua, nhìn lại kết quả hoạt động của du lịch trong tám tháng qua, ngành du lịch Việt Nam có đủ cơ sở để chuẩn bị cho sự kiện đón 5,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2011.


Du lịch đạt mức tăng trưởng nhanh

Theo báo cáo chính thức từ Tổng cục Du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tám tháng năm 2011 đạt 3.963.000 lượt khách, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2010.

Tính riêng trong tháng Tám, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 490.000 lượt, tăng 14,5% so với tháng Tám năm 2010.

Theo tổng hợp từ cơ quan chức năng, lượng khách du lịch từ tất cả các thị trường đều có mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2010. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong tám tháng qua tăng, cao nhất là khách Campuchia với 74,2%; tiếp theo là Trung Quốc, tăng 53,5%; Malaysia 18,7%; Nhật Bản 11,7%; Singapore 10,6%... đồng thời, lượng khách du lịch nội địa trong tám tháng đã đạt đến con số 23 triệu lượt khách.

Báo cáo của Tổng cục Du lịch, cũng cho biết thu nhập từ du lịch đạt khoảng 85.000 tỷ đồng, đạt trên 77% kế hoạch cả năm.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Nguyễn Văn Tuấn, hoạt động du lịch của các địa phương và các doanh nghiệp là dấu ấn rõ nét nhất trong bức tranh du lịch thời gian qua. Đây là tác nhân quan trọng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Trong tám tháng qua, nhiều sự kiện liên quan đến du lịch đã được các địa phương chủ động tổ chức nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch, thu hút khách. Có thể kể đến các sự kiện tiêu biểu như Tuần lễ Caraval tại Quảng Ninh; Thi bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng; Tuần lễ du lịch biển Khánh Hòa cùng hàng loạt các sự kiện được tổ chức vào mỗi tháng ở Thành phố Hồ Chí Minh… Đặc biệt là các hoạt động trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ tại Phú Yên và các tỉnh liên quan.

Một thực tế cũng cần được ghi nhận trong việc đóng góp vào tăng trưởng nhanh và bền vững của ngành du lịch là xu hướng liên kết phát triển du lịch theo vùng ngày càng được chú trọng và tăng cường.

Các địa phương tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch như phát triển cơ sở vật chất, cơ sở dịch vụ du lịch, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phục vụ các thị trường khác nhau. Việc đầu tư phát triển các resort, khách sạn có quy mô lớn, chất lượng cao đang trở thành xu hướng chủ đạo nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và giá trị gia tăng trong các hoạt động du lịch.

Với những hoạt động trên, các địa phương đã đồng hành cùng các doanh nghiệp du lịch tổ chức đón tiếp hàng triệu lượt khách du lịch quốc tế và hàng chục triệu khách du lịch nội địa. Địa phương và doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch; đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thu hút khách và tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường du lịch khu vực và quốc tế; đó là đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đối với các hoạt động của địa phương và các doanh nghiệp làm du lịch thời gian qua.

Tính đến tháng Tám, cả nước có khoảng 12.000 cơ sở lưu trú du lịch với 240.000 buồng; trong đó, có 53 khách sạn 5 sao với 13.470 buồng, 118 khách sạn 4 sao với 14.479 buồng, 245 khách sạn 3 sao với 17.044 buồng. Hiện tại, cả nước có khoảng 981 doanh nghiệp lữ hành quốc tế.

Còn những mảng tối trong hoạt động du lịch

Bên cạnh những gam màu sáng trong bức tranh toàn cảnh về hoạt động du lịch tám tháng qua, cũng có những mảng tối - những tồn tại ảnh hưởng đến hình ảnh và chất lượng du lịch cần được khắc phục ngay vì sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam.

Đó là, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến dịch vụ vận chuyển khách du lịch; tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng trong kinh doanh lữ hành như phá giá tour, nâng giá khách sạn mỗi khi vào mùa du lịch cao điểm vẫn diễn ra ở một số địa phương (vụ khách sạn Thanh Thủy ở Nha Trang tăng giá phòng gấp 3,5 lần giá niêm yết…).

Còn đó, các vấn đề về môi trường trong hoạt động du lịch, tuy nói nhiều mà vẫn chưa ngăn chặn được hoặc chưa được giải quyết dứt điểm như việc xâm hại cảnh quan, tài nguyên môi trường du lịch; nạn chèo kéo, ép khách; nạn taxi dù lừa đảo ở sân bay…

Để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2011, thực hiện mục tiêu đón 5,5 triệu lượt khách quốc tế, ngành du lịch tập trung ưu tiên cho một số nhiệm vụ trọng tâm được triển khai thực hiện trong 4 tháng cuối năm là: Tổ chức tốt các hoạt động Năm Du lịch phú Yên; Hội chợ Du lịch quốc tế ITE tại thành phố Hồ Chí Minh; chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch Duyên hải Bắc Trung Bộ Huế 2012; tham gia các Hội chợ Du lịch ở nước ngoài cũng như tổ chức phát động thị trường du lịch tại một số nước như Trung Quốc, Nga, Ukraine, Đan Mạch, Na Uy.

Ngành du lịch phối hợp cùng các bên liên quan tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh du lịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch phát triển. Kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch có dấu hiệu bất ổn về chất lượng, giá cả; đẩy mạnh chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam …

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm