Du lịch Bình Ðịnh & câu chuyện nón ngựa Phú Gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Du lịch Quy Nhơn - Bình Ðịnh xứng đáng là điểm đến có nhiều trải nghiệm hấp dẫn. Song, một điều đáng tiếc là nơi đây dường như không phải là nơi lý tưởng để mua sắm, nhất là mua quà lưu niệm. Ðó là nhận định chung của nhiều khách du lịch khi đến Quy Nhơn - Bình Ðịnh.

Trong chuyên đề bồi dưỡng phát triển sản phẩm du lịch, GS Simon Milne, Giám đốc Viện nghiên cứu Du lịch New Zealand, đánh giá rằng, du lịch Quy Nhơn - Bình Định đang “bỏ trống” một sản phẩm du lịch sinh lợi cao - quà lưu niệm.

NGHỊCH LÝ: Giàu tiềm năng, nghèo  ý tưởng

Quy Nhơn - Bình Định có nhiều sản phẩm đặc trưng từ các làng nghề truyền thống, có thể phát triển thành quà lưu niệm. Nếu kèm theo những câu chuyện thổi hồn cho món quà, du khách sẽ thích thú hơn. Đáng tiếc, đến nay du lịch Quy Nhơn - Bình Định chưa làm tốt điều này.

Không phải bây giờ ngành Du lịch mới nhìn thấy thiếu sót trong việc phát triển sản phẩm quà lưu niệm du lịch. Bình Định đã tổ chức nhiều cuộc thi thiết kế ý tưởng cho quà lưu niệm du lịch, song đến nay chưa có món quà nào xứng tầm khiến du khách lưu tâm. Chia sẻ về điều này, GS Simon Milne chỉ ra: “Mẫu mã đơn điệu, nghèo nàn về ý tưởng, ít linh hoạt trong biến tấu khiến sản phẩm ít phù hợp với thị hiếu của du khách. Thêm nữa, sự thiếu kết nối trong những nghệ nhân - sản phẩm - làng nghề, mà đúng hơn chính là thiếu câu chuyện đi kèm cho sản phẩm khiến du lịch Quy Nhơn - Bình Định cứ mãi loay hoay”.

Cả gia đình nghệ nhân Đỗ Văn Lan đều làm nón ngựa.

Cả gia đình nghệ nhân Đỗ Văn Lan đều làm nón ngựa.

Trong chuyên đề bồi dưỡng này, GS Simon Milne đã “cầm tay, chỉ việc” cho ngành Du lịch Bình Định bằng một phác thảo xây dựng sản phẩm nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, Phù Cát) thành sản phẩm du lịch quà lưu niệm và làng nghề nón ngựa trở thành điểm đến.

Trong chuyến đi thực tế về làng nghề nón ngựa Phú Gia, khi được nghe kể về lịch sử làng nón cùng với phiên chợ nón đêm Cát Tân, GS Simon Milne bất ngờ và cực kỳ thích thú. Ngay lúc đó, ông đã nói rằng, đây chính là câu chuyện mà các bạn cần kể cho du khách nghe về làng nghề nón ngựa này, đó là hồn quê, là sức sống diệu kỳ mà một sản phẩm lưu niệm du lịch mang lại cho du khách.

Hiểu theo chia sẻ của GS Simon Milne, chợ nón đêm Cát Tân chính là chất liệu sống về thời gian; làng nghề và nghệ nhân chính là chiều không gian văn hóa hòa quyện lại, làm sống lại sản phẩm nón ngựa Phú Gia. Du khách trả tiền để mua một quà lưu niệm, họ không phải chỉ muốn mua một sản phẩm cho có, gói vào vali sau một chuyến đi, họ muốn nhiều hơn những điều mắt thấy, tai nghe. Nhờ đó mà sản phẩm nón ngựa thêm phần ý nghĩa. 

Trong góc nhìn về sản phẩm lưu niệm du lịch, ông Nguyễn Phạm Kiên Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bình Định, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Miền Trung, cho rằng, du khách bỏ tiền, bỏ thời gian đi về làng nghề nón không phải muốn nhìn một ngôi nhà bê tông sạch bóng, trưng bày vài ba chiếc nón, một người kể chuyện vanh vách nhưng lại không thấm đượm cái tình. Điều họ muốn là phải được sống trong không gian văn hóa của làng quê đó. Chỉ khi nào, du khách tìm thấy được điều này ở làng nón ngựa Phú Gia, thì nơi đây mới trở thành điểm đến trải nghiệm và phát triển sản phẩm quà lưu niệm du lịch.

Từ câu chuyện nón ngựa Phú Gia

Phân khúc của sản phẩm lưu niệm du lịch - nón ngựa Phú Gia sẽ là nhóm khách có chi tiêu cao. Chúng ta không đánh đồng sản phẩm lưu niệm nón ngựa Phú Gia với những món quà lưu niệm đơn thuần khác. Hồn cốt của nón ngựa Phú Gia chính là sản phẩm của sự kỳ công, tỉ mẩn của nghệ nhân làng nghề, người mua khi nhận món hàng đó họ đã kịp chứng kiến những công đoạn làm nón, tham gia vào một vài khâu giản đơn nhất. Chia sẻ về điều này, nghệ nhân Đỗ Văn Lan (một trong những người theo nghề và giữ nghề nón ngựa lâu đời ở địa phương), tâm tình, du khách có thể so sánh giá cả giữa nón ngựa với những sản phẩm khác rồi so mắc, rẻ. Song, để hoàn thành một chiếc nón ngựa, người làm mất từ 4 -5 ngày, trải qua đến 10 công đoạn khác nhau (so với nón ngựa nguyên bản thì công đoạn làm nón đã giảm đi một nửa), khâu quan trọng là thêu hoa văn cho nón rất dụng công. Với người yêu nghề, giữ gìn tinh hoa của nón ngựa, sẽ không vì mắc - rẻ mà phá lệ, bỏ đi cái tính tỉ mẩn, sáng tạo trong việc làm nón ngựa.

.
.

Nón lá xuất phát từ làng nón Phú Gia phục vụ khách du lịch không thiếu, giá chỉ vài chục nghìn đồng/nón; nón ngựa được dày công chuẩn bị làm quà lưu niệm du lịch đúng nghĩa có giá từ 400 nghìn đồng/nón đến vài triệu đồng/nón. Người dân làng nghề vẫn trong quá trình vừa làm vừa giữ nghề, cải biên, biến tấu để nón ngựa phù hợp hơn với thị hiếu của du khách.

Cụ bà Trần Thị Kéo (81 tuổi), một trong những bậc cao niên còn theo nghề làm nón ở Phú Gia, nói rằng, ngày xưa nón ngựa là biểu trưng ngôi vị, uy quyền. Nón ngựa nguyên bản được bịt chóp bạc, thêu long, lân, quy, phượng tượng trưng cho chức sắc của quan quân trong triều. Ngày nay, nón ngựa sẽ trở thành biểu tượng của làng nghề, trở thành sản phẩm du lịch. 

Theo chia sẻ của những chuyên gia trong ngành du lịch, nghệ nhân làng nón ngựa rồi đây sẽ phải học làm sản phẩm lưu niệm du lịch; phải bắt kịp xu hướng của khách để thay đổi mẫu mã cho phù hợp. Song điều quan trọng là sản phẩm nón ngựa phải giữ gìn đúng giá trị về lịch sử văn hóa. Khi làng nón ngựa được du khách tìm đến, cơ hội để phát triển những dịch vụ đi kèm sẽ là giá trị tăng thêm của ngành du lịch. 

THU DỊU

Có thể bạn quan tâm

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

(GLO)- Ngày 1-7, thực hiện chủ trương sáp nhập giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai và Báo Bình Định cũng chính thức về chung một nhà, là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Hôm nay, ngày 1.7.2025, tỉnh Gia Lai (hợp nhất từ tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ)) chính thức hoạt động theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 ngày 12.6.2025 của Quốc hội. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên Báo Gia Lai nhân sự kiện đặc biệt này.

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

(GLO)- Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

null