( GLO)- Trái với dự đoán như chiến tranh Nga- Ucraine chưa thể kết thúc, nhu cầu dầu thế giới sẽ chững lại, Ấn Độ thành quốc gia đông dân nhất thế giới…, mới đây kênh truyền hình RT đưa tin ngân hàng đầu tư Saxo của Thụy Điển đã có những dự đoán rất kỳ quặc trong năm 2023. Còn Bloomberg- một công ty tài chính, phần mềm, dữ liệu và truyền thông tư nhân vô cùng nổi tiếng thế giới, đưa ra tiên đoán trong lĩnh vực kinh tế thế giới với gam màu không mấy tươi sáng.
Nhu cầu dầu có thể chậm lại trong năm 2023. Ảnh: VTV
Liệu những dự đoán kỳ quặc có thành sự thật?
Theo Saxo, năm 2023 sẽ bị rung chuyển bởi các chính sách kinh tế thời chiến, sự kiện Vương quốc Anh bỏ phiếu tái gia nhập Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ chức, cũng như cuộc nổi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) chống lại hành vi “vũ khí hóa” đồng USD.
Giám đốc đầu tư Steen Jakobsen tại Saxo tuyên bố: “Bất kỳ niềm tin nào vào việc quay trở lại động lực như trước đại dịch là không thể xảy ra, bởi vì chúng ta đã bước vào một nền kinh tế chiến tranh toàn cầu, với mọi cường quốc trên thế giới hiện đang tranh giành để củng cố an ninh quốc gia của họ trên mọi mặt trận”.
Cũng với ông này, kịch bản đó hoàn toàn có khả năng áp dụng dựa trên tình hình chiến sự thực tế, cùng với những bất ổn sâu sắc về chuỗi cung ứng, năng lượng và thậm chí cả tài chính, vốn đã bị phơi bày sau đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ngân hàng của Thụy Điển dự đoán các biện pháp kiểm soát giá trên diện rộng sẽ được áp dụng khi chính phủ các quốc gia như Mỹ và Anh không thể kiềm chế lạm phát tràn lan, góp phần đẩy giá vàng tăng vọt lên 3.000 USD/ounce. Ông Jakobsen cũng nhận định nỗ lực của phương Tây nhằm hạn chế giá dầu của Nga có thể sẽ thất bại.
Với nước Anh, Saxo cho biết bất ổn chính trị ở xứ sở sương mù có thể dẫn đến một cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý về việc đảo ngược Brexit, sau khi Đảng Lao động lên nắm quyền. Cuộc bỏ phiếu tái tham gia có thể sẽ giành chiến thắng, góp phần nâng tỷ giá của đồng bảng Anh lên.
Ngân hàng này giải thích rằng những dự đoán về năm 2023 có cả việc một phần các bên đạt thỏa thuận thành lập quân đội chung EU, một phần lấy cảm hứng từ những điểm tương đồng giữa châu Âu ngày nay và hồi đầu thế kỷ 20. “Cuộc xung đột ở Ukraine đã mang tâm lý kinh tế chiến tranh đến châu Âu ở quy mô chưa từng thấy kể từ năm 1945. Và đó không chỉ về khả năng quân sự kém cỏi ở Tây Âu, mà còn về mô hình nền công nghiệp lấy nước Đức làm trung tâm gặp phải thách thức do châu Âu tự cắt đứt nguồn dầu khí dồi dào và giá rẻ của Nga.
Ngân hàng trên dự đoán Trung Quốc, Ấn Độ và OPEC sẽ đẩy lùi sự thống trị của Mỹ đối với hệ thống tiền tệ toàn cầu bằng cách tạo ra một liên minh thanh toán bù trừ quốc tế và một tài sản dự trữ mới. Các lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây chống lại Nga, liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã gửi một làn sóng chấn động tới các quốc gia không liên minh quân sự với Washington.
Ngoài ra, Saxo còn đưa ra những dự đoán gây bất ngờ khác bao gồm: việc Nhật Bản chốt tỷ giá đồng yên ở mức 200 so với 1 USD để thiết lập lại hệ thống tài chính của mình.
Saxo được biết đến là ngân hàng đưa ra các dự đoán táo bạo về những điều kỳ quặc có thể xảy ra. Một số dự đoán năm 2022 của ngân hàng này ít nhất đã chính xác về mặt định hướng, nếu không muốn nói là chính xác về quy mô.Ví dụ, Saxo cho cuộc chiến tranh lạnh mới có thể nổ ra trên nhiều mặt trận và một cuộc chạy đua vào không gian đang tăng tốc làm gia tăng sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngân hàng này cũng đã dự báo Facebook mất thị phần vì giảm hấp dẫn đối với những người trẻ tuổi. Và trên thực tế, công ty mẹ của Facebook- Meta Platforms- đã mất 2/3 giá trị thị trường trong năm nay.
Khủng hoảng kinh tế có thể kéo dài và sâu
Theo Bloomberg, lịch sử cho thấy các đợt tăng mạnh lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào suy thoái. Cùng với đó, giá khí đốt tại châu Âu tiếp tục tăng.
Trong khi đó, chính sách chống dịch cứng rắn và thị trường bất động sản gặp khó khiến kinh tế Trung Quốc có nguy cơ giảm tốc độ tăng trưởng. Nếu đúng như kịch bản cực đoan rằng, tất cả điều đó có thể xảy ra cùng lúc, sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ bốc hơi khoảng 5.000 tỷ USD.
Viễn cảnh ảm đạm đó đã xuất hiện dần trong năm nay-2022. Giai đoạn lãi suất thấp, nhu cầu tăng cao từ Trung Quốc, địa chính trị ít biến động là những yếu tố then chốt mang lại nhiều thập kỷ tăng trưởng và giá cả ổn định cho thế giới. Nhưng những biến số này đã biến mất năm nay, khiến lạm phát ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ và thị trường tài chính tổn thất đến hàng nghìn tỷ.
Song vẫn có hy vọng cho năm tới. Cục dự trữ Liên bang Mỹ -Fed có thể "hạ cánh mềm" (thuật ngữ chỉ việc đưa lạm phát giảm về mục tiêu mà không làm gia tăng thất nghiệp nghiêm trọng). Thời tiết ấm áp có thể giúp châu Âu thoát khỏi suy thoái.
Trung Quốc có thể nới lỏng các biện pháp phong tỏa. Một số khả năng đó đã xuất hiện tuần trước, khi các thị trường tăng điểm do lạm phát của Mỹ thấp hơn dự kiến và các dấu hiệu về khả năng điều chỉnh biện pháp chống dịch của Trung Quốc.
Tuy vậy theo theo Bloomberg, năm 2022 là một năm ảm đạm với nền kinh tế toàn cầu nhưng năm 2023 có thể còn tệ hơn.
Lịch sử cho thấy các đợt tăng mạnh lãi suất của Fed đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào suy thoái. Cùng với đó, giá khí đốt tại châu Âu tiếp tục tăng cũng sẽ không phải điều quá ngạc nhiên với nhiều người. Trong khi đó, chính sách chống dịch cứng rắn và thị trường bất động sản đóng băng khiến Trung Quốc rơi vào nguy cơ suy giảm tăng trưởng.
Nếu tất cả những điều bất lợi trên xảy ra cùng lúc, sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ bốc hơi khoảng 5.000 tỷ USD- theo Bloomberg Economics.
Viễn cảnh ảm đạm đó đã xuất hiện dần trong năm nay. Lãi suất thấp, nhu cầu tăng cao từ Trung Quốc, địa chính trị ít biến động vốn mang lại nhiều thập kỷ tăng trưởng và giá cả ổn định cho thế giới nhưng những biến số này đã biến mất năm nay, khiến lạm phát ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ và thị trường tài chính tổn thất đến hàng nghìn tỷ.
Nhưng hy vọng vẫn chưa hết cho năm tới. Đó là Fed có thể "hạ cánh mềm" (thuật ngữ chỉ việc đưa lạm phát giảm về mục tiêu không làm gia tăng thất nghiệp nghiêm trọng). Thời tiết ấm áp có thể giúp châu Âu thoát khỏi suy thoái.Trung Quốc có thể nới lỏng các biện pháp phong tỏa.
Một số khả năng đó đã xuất hiện tuần trước, khi các thị trường tăng điểm do lạm phát của Mỹ thấp hơn dự kiến và các dấu hiệu về khả năng điều chỉnh biện pháp chống dịch của Trung Quốc.
Ngay cả khi những tín hiệu đó không thành hiện thực, những nhà đầu tư lạc quan vẫn có thể đặt cược vào sự phục hồi khi cho rằng lãi suất đã quá cao và tăng trưởng đã chạm đáy. Tuy nhiên, sau nhiều năm thiệt hại bởi bệnh dịch, xung đột và khan hiếm nguồn cung, thật khó để lạc quan và không nên chủ quan trước những rủi ro như: Fed có thể tăng lãi suất cao đẩy nền kinh tế thế giới vào cuộc suy thoái dài và sâu hơn; rủi ro nợ công gia tăng; tình trạng thiếu khí đốt và giá điện tăng vọt; Trung Quốc còn chưa dứt khoát nới lỏng cuộc chiến chống dịch Covid-19,...
TS ( từ TTXVN, VTV, Vnexpress.net,TNO)