Dự án treo hàng thập kỷ: Cần cương quyết thu hồi các dự án quá chậm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Người dân thèm một chốn an cư lạc nghiệp, nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mong muốn hiện thực hóa giấc mơ phát triển, trong khi đó nhiều khu đất vàng ngay tại Thủ đô thì đang để cỏ mọc um tùm. Các chuyên gia cho rằng, nếu không có biện pháp mạnh, không quyết liệt và gắn trách nhiệm thì tình trạng dự án "treo" vẫn xảy ra.
 
Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt bỏ hoang gần 2 thập kỷ.
Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt bỏ hoang gần 2 thập kỷ.
Quy định rõ nhưng thực tế xử lý chậm
Kết quả giám sát của HĐND Thành phố Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố có 379 dự án chậm triển khai và đã đề xuất xử lý, trong đó 30 dự án được kiến nghị thu hồi. Đến nay, đã thu hồi 10 dự án; 35 dự án gia hạn tiến độ theo Luật Đất đai; 77 dự án đã được chủ đầu tư tích cực khắc phục, đưa đất vào sử dụng; 63 dự án chậm GPMB; các dự án còn lại vướng một số nội dung, các chủ đầu tư đang tập trung hoàn tất thủ tục.
Theo các chuyên gia, tình trạng dự án bỏ hoang đất là phổ biến, gần như ở tất cả các địa phương. Có tình trạng ôm dự án, tích trữ đất để đấy rồi chờ giá đất lên, khi mà có quy hoạch, khi phát triển đô thị, hạ tầng, giá đất lên cao, chênh lệch giá đất…, dẫn đến Nhà nước thiệt hại rất nhiều.
Mỗi dự án đều được sự quản lý theo nhiều quy định của pháp luật như Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đất đai…
 
 Hiện nay tại Hà Nội có nhiều dự án bỏ hoang hàng chục năm liền.
Hiện nay tại Hà Nội có nhiều dự án bỏ hoang hàng chục năm liền.
Luật Đầu tư quy định, nếu dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư hay chủ trương đầu tư nhưng nhà đầu tư làm chậm và đã được gia hạn hoặc điều chỉnh nhưng vẫn không thực hiện thì buộc phải ngừng, hoặc chấm dứt dự án. Sau một thời gian để khắc phục nếu không thực hiện thì thu hồi.
Sở Xây dựng Hà Nội thừa nhận, việc phát triển các dự án nhà ở thương mại thời gian qua còn một số tồn tại, như việc nhiều dự án triển khai chậm so với tiến độ được duyệt do thời gian giải phóng mặt bằng thường kéo dài; một số dự án được giao đất, cho thuê đất còn chậm triển khai, để hoang hóa, chậm đưa đất vào sử dụng…
Đơn vị này cho biết sẽ chủ trì cùng với các Sở, ngành tiếp tục rà soát những dự án chậm tiến độ để hàng năm cập nhật vào danh mục thực hiện giai đoạn 2021-2030. Theo đó, có 80 dự án khu đô thị, nhà ở tại các quận, huyện nằm trong danh sách rà soát.
Trong buổi tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn vào đầu tháng 10, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, ông sẽ cùng lãnh đạo TP quyết tâm “quét” hàng nghìn dự án “treo” để thúc đẩy hoặc thu hồi.
“Thành phố đang rất quyết tâm, cố gắng trong năm nay và quý một sang năm ‘quét’ một loạt dự án. Trong đó sẽ có dự án được thúc đẩy, dự án bị thu hồi. Mà đợt tới sẽ có khá nhiều dự án bị thu hồi. Tôi sẽ làm việc này!”, ông Trần Sỹ Thanh khẳng định.
Lãng phí lớn, ai chịu trách nhiệm?
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết, những giai đoạn thị trường sốt đất như năm 2007 - 2008 hay trong 2 năm qua, chủ đầu tư ôm đất dự án chỉ cần chuyển nhượng là thu về khoản tiền lời kếch xù trong khi không có đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế.
“Doanh nghiệp lãi nhưng đất nước và xã hội thiệt hại bởi ‘đất chết’. Như thế là có tội với xã hội, nhân dân và Nhà nước cần có những biện pháp quyết liệt để chấm dứt tình trạng đau xót này”, ông Thịnh nhấn mạnh.
 
Tại một số dự án bỏ hoang, người dân vẫn sống trong cảnh tạm bợ.
Tại một số dự án bỏ hoang, người dân vẫn sống trong cảnh tạm bợ.
Theo GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, số lượng các cấp liên quan đến các dự án chậm tiến độ của Hà Nội là vô cùng lớn. Việc cần làm là tiến hành rà soát, phân loại dự án, xem ách tắc ở đâu, trách nhiệm thuộc về ai. Phải mạnh tay rà soát và xử lý, chúng ta mới trả lại sự trong sạch cho thị trường bất động sản và chống hao hụt, lãng phí tài sản công.
Đồng quan điểm, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết, theo quy định tại điểm i, khoản 1 Điều 64, Luật Đất đai 2013 có quy định, dự án được Nhà nước giao, cho thuê nhưng chậm triển khai sau 12 - 24 tháng sẽ bị thu hồi.
 
 Việc xử lý dự án bỏ hoang còn chậm.
Việc xử lý dự án bỏ hoang còn chậm.
Chính quyền rà soát và quy trách nhiệm được thì sẽ giải quyết tốt vấn đề. Bên cạnh đó, cần chọn lựa doanh nghiệp đủ năng lực để cấp phép đầu tư dự án, giúp giảm thiểu những vướng mắc dẫn đến bỏ hoang đất sau này.
Ngoài ra, các chuyên gia đều cho rằng, Nhà nước cần có cơ chế công khai minh bạch cho người dân giám sát. Các thông tin đầu tư, quy hoạch phải được phổ biến rộng rãi. Thậm chí hướng dẫn người dân cách thức, con đường kiến nghị nếu phát hiện ra vi phạm trong sử dụng đất đai của tổ chức, doanh nghiệp.
Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho rằng các địa phương cần quyết liệt hơn trong việc thu hồi dự án "treo" để tránh lãng phí nguồn lực, không để xảy ra tình trạng "xin - cho". Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát dự án được giao đất để nắm hiện trạng, sớm triển khai các biện pháp xử lý.
"Cần gắn trách nhiệm của địa phương nếu trên địa bàn có dự án chậm tiến độ nhưng sau nhiều năm không kiến nghị thu hồi theo quy định" - luật sư Diệp Năng Bình nêu.
Sự quyết liệt trong các văn bản chỉ đạo về xử lý thực trạng dự án chậm triển khai của UBND TP Hà Nội là có, song kết quả thực tế vẫn chưa được bao nhiêu. Rõ ràng, nhiều công trình, dự án dang dở trên địa bàn đang trở thành điểm đen đô thị Hà Nội.
Theo Anh Huy - Quang Dân (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

(GLO)- Với mục tiêu trở thành vùng kinh tế động lực khu vực phía Đông tỉnh và hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2025, thị xã Ayun Pa đã huy động các nguồn lực tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, xanh-sạch-đẹp.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.