Dự án đường Hồ Chí Minh: 5 năm mới triển khai được khoảng 8% tổng khối lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo báo cáo của Chính phủ, cho đến nay dự án đường Hồ Chí Minh vẫn chưa hoàn thành nối thông toàn tuyến, chậm gần 2 năm so với yêu cầu tại khoản 4, điều 2 của Nghị quyết và chưa rõ thời gian kết thúc.
Chiều nay 10-3, trong khuôn khổ phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ cho ý kiến về tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 đến năm 2020-2021 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo. Ủy ban KHCN-MT của Quốc hội đã có báo cáo thẩm tra Báo cáo số 529/BC-CP ngày 23-11-2021 của Chính phủ về vấn đề này.
Theo đó, dự án đường Hồ Chí Minh là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 38/2004/QH11 năm 2004. Dự án có điểm đầu tại Pác Bó (Cao Bằng), điểm cuối tại Đất Mũi (Cà Mau), dài 3.183km, tuyến chính dài 2.499km, nhánh phía Tây dài 684km; đi qua 28 tỉnh, thành phố.
Dự án dự định sẽ thông tuyến vào năm 2010. Tuy nhiên, để phù hợp với nguồn lực và thực tế triển khai, năm 2013, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 66/2013/QH13 để điều chỉnh một số nội dung và giải pháp; trong đó thời hạn hoàn thành nối thông toàn tuyến được lùi từ năm 2010 sang năm 2020.
Tuy nhiên, cho đến nay, theo báo cáo của Chính phủ, dự án vẫn chưa hoàn thành nối thông toàn tuyến, chậm gần 2 năm so với yêu cầu tại khoản 4, điều 2 của Nghị quyết và chưa rõ thời gian kết thúc.
Đối với phân kỳ đầu tư đến năm 2020, dự án chưa đạt yêu cầu nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) với quy mô 2 làn xe. Theo báo cáo của Chính phủ, đến hết năm 2020 còn 7 đoạn với tổng chiều dài khoảng 279km chưa triển khai, trong đó mới cân đối bố trí vốn cho 03 đoạn với tổng chiều dài 108km, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025.
Đối với phân kỳ đầu tư sau năm 2020, dự án đã được triển khai hoàn thành khoảng 2.362km/2.744 km, đạt 86,1% và khoảng 258km tuyến nhánh; đang thực hiện 211km; chưa bố trí vốn để triển khai thực hiện 171km.
“Dự án được triển khai rất chậm so với yêu cầu đặt ra. Trong 5 năm (2017-2021), chỉ triển khai được khoảng 8% tổng khối lượng”, báo cáo thẩm tra của Ủy ban KHCN-MT nêu rõ.
Tính đến thời điểm hiện tại, để nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh còn lại 171km của 3 đoạn: (1) Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn; (2) Đoan Hùng - Chợ Bến và (3) Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận, chưa bố trí vốn (tổng mức đầu tư khoảng 10.770 tỷ đồng) để triển khai thực hiện.
Theo ANH PHƯƠNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.