Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã giải phóng mặt bằng được trên 80%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ Giao thông Vận tải, tính đến ngày 20.6.2002, toàn bộ 11/11 của Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc- Nam phía Đông đã cơ bản hoàn thành công tác đo đạc, kiểm đếm lập phương án đền bù.
Dự án Bắc - Nam phía Đông đã giải phóng mặt bằng được trên 80%. Ảnh ĐT
Dự án Bắc - Nam phía Đông đã giải phóng mặt bằng được trên 80%. Ảnh ĐT
Theo Bộ Giao thông Vận tải, hiện dự án đã chi trả tiền đền bù, đủ điều kiện bàn giao mặt bằng là: 530,8 km/653,61km (đạt 81,21%). Cùng với đó, công tác xây dựng các khu tái định cư cũng đang được đẩy mạnh triển khai, tổng số 110 khu tái định cư, đã xây dựng xong 9 khu; đang triển khai thi công 66 khu và đang khảo sát thiết kế, thẩm định phê duyệt hồ sơ thiết kế 32 khu. Từ đầu năm 2020 đến nay đã giải ngân được 1.946 tỉ đồng/5.103,537 tỉ đồng, đạt 38,1% .
Theo ông Phan Quang Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, xác định công tác giải phóng mặt bằng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, là cơ sở bắt buộc để có thể triển khai thi công tuyến đường cao tốc Bắc Nam, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có Công điện đôn đốc chỉ đạo, các địa phương đã rất khẩn trương, tích cực để triển khai thực hiện.
So với giai đoạn cuối tháng 4.2020 thì đến nay, đã bàn giao thêm được khoảng 10% khối lượng, đạt trên 80%. Tuy khối lượng còn lại chỉ khoảng 19%, nhưng tập trung vào những hạng mục phức tạp như xây dựng các khu tái định cư, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, là đường găng quyết định tiến độ giải phóng mặt bằng phần mặt bằng còn lại chưa bàn giao của dự án.
Để công tác giải phóng mặt bằng cho cao tốc Bắc - Nam đạt hiệu quả cao hơn, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các Ban Quản lý dự án tích cực phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện hoàn thành khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại (khoảng 19.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu, đến hết tháng 8.2020, đối với tất cả các vị trí không vướng về tái định cư và hạ tầng kỹ thuật phải chi trả được hết tiền cho dân; đến cuối tháng 9.2020 phải di dời nhà cửa, dân cư, chi trả tiền cho người dân thuê nhà, bố trí chỗ ở tạm trước khi hoàn thành các khu tái định cư;
Đặc biệt là công tác xây dựng các khu tái định cư, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật trong đó các công trình truyền tải điện là khối lượng chủ yếu của công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, yêu cầu các Ban Quản lý dự án làm đầu mối để các địa phương thực hiện các thủ tục với các cơ quan trực thuộc EVN về thiết kế, đóng cắt điện... theo các quy định của chuyên ngành điện lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu hoàn thành toàn bộ trong Quý IV/2020. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, kịp thời báo cáo Bộ và cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.
Theo MINH HẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.