Độc đáo chợ địa long mùa nước nổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở miền Tây có ngôi chợ độc nhất vô nhị trong mùa nước nổi, chuyên bán trùn hổ, hay còn gọi là địa long. Chúng là món khoái khẩu của cá, tôm nên ngư dân giăng câu rất thích dùng chúng làm mồi câu…

Một thời chợ “độc”

Địa long hay còn gọi là trùn hổ với hình dáng bên ngoài có thể làm cho các cô gái thành thị sợ, không dám thò tay đụng. Nhưng với cánh phụ nữ vùng cao ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, nó là “nồi cơm” trong mùa nước nổi. Có nhiều điểm bán trùn hổ, như điểm bán trùn ở chợ Xuân Tô (thị trấn Tịnh Biên), điểm bán trùn ở ấp Vĩnh Hạ (xã Vĩnh Trung) và ấp Hòa Hưng, thị trấn Nhà Bàng, nhưng chợ trùn Hòa Hưng nổi tiếng hơn cả bởi đã tồn tại hơn 35 năm.

 

Bà Nguyễn Thị Sang đang chuẩn bị cân trùn bán.
Bà Nguyễn Thị Sang đang chuẩn bị cân trùn bán.

Trùn hổ có màu đen, con to bằng đầu đũa, chiều dài khoảng 20 cm. Mấy vựa trùn nói, trong các vựa thì vựa trùn bà Nguyễn Thị Sang, 50 tuổi, ở Hòa Hưng là lớn nhất. Họ khẳng định, các nơi khác ở miền Tây không có chợ trùn, bởi trùn hổ chỉ sống được ở vùng núi Thất Sơn, mối lái hay ngư dân các nơi muốn mua trùn đều tới đây. Chợ trùn hoạt động theo con nước, năm nào lũ lớn, cá tôm nhiều, cảnh mua bán trùn diễn ra xôm tụ, năm nào nước thấp kéo theo cá tôm ít, hoạt động mua bán kém phần sôi động.

Bà Sang, ngồi trong trại trùn chờ mối lái, ngư dân tới cân, xua đuổi gà vịt khi chúng láp xáp tới gần trại trùn. Bà nói, gà vịt thấy trùn là nhào tới mổ liền, gần đây người nuôi chim kiểng, gà độ hay mua trùn cho chim, gà ăn, vì người nuôi loài lông vũ kháo nhau rằng, khi ăn trùn hổ, màu lông chim, gà mướt đẹp hơn và đá hay, hót cũng hăng lên.

Bà Sang lật đật vào ổ trùn, dùng tay bới đất, bị động chỗ trú ẩn, lũ trùn hổ lúc nhúc, lăng quăng bò trốn. Hốt mớ trùn lại thành búi trên tay, bà Sang nói bâng quơ: “Bầy trùn này nhìn bên ngoài thấy dơ, thấy ghê, nhưng thực chất nó sống sạch lắm, nó chỉ ở nơi nào đất tốt thôi. Như bầy trùn này, nếu chưa bán kịp, mỗi ngày phải bỏ đất sạch vào cho trùn ăn, đưa đất dơ vào, chúng chê không ở và không ăn, tìm cách bò đi hết. Còn tìm cách nhốt chúng lại, chúng sẽ chết vì đói khát”.

Bà Sang chắt lưỡi, cũng lạ lắm, không hiểu sao trùn hổ chỉ có trong mùa nước nổi, còn từ tháng 12 cho đến tháng 5 của năm sau, đào bới đất cũng không thấy con nào.

Nghe câu chuyện về trùn, bà Châu Nal, đang cân 10kg trùn giao cho mối lái ở huyện An Phú, An Giang, lên tiếng: “Lạ lắm, không biết vì lý do gì mà cá, tôm thích ăn trùn hổ lắm, dùng chúng làm mồi luôn câu dính nhiều cá so với các mồi câu khác. Có người còn ủ trùn cho chúng bốc mùi, rồi bỏ vào các ống trúm, dụ bắt lươn, cua và các loài cá khác”.

Mai một theo thời gian

Theo ông Phạm Văn Hợi, chồng bà Sang, 1 kg trùn hổ giá 30.000 - 50.000 đồng, tùy theo mua lẻ hay mua sỉ. Ông Hợi cho biết, mỗi ngày bán 50 - 200kg trùn, nếu so với thời điểm “hoàng kim” cách đây 17 năm, con số trên chỉ là số lẻ.

Ông Hợi nhớ lại: “Vợ chồng tôi sống bằng nghề bán trùn trên 25 năm, lúc đó khu vực này vui nhộn lắm, buổi sáng bày bán trùn ì xèo, ngư dân bơi xuồng câu tới cân mua, lúc đó một ngày bán cả chục tấn”.

Còn bây giờ, vẫn còn tiếng chợ trùn nhưng quang cảnh mua bán trầm lặng, không còn ồn ào, sôi động như thuở nào. Nhiều người chuyên bán trùn nản chuyển qua nghề khác, riêng vợ chồng ông Hợi vẫn không dứt bỏ cái nghề kỳ lạ này, nên hàng năm cứ vào mùa lũ, dù lũ nhỏ hay lớn, vẫn mua trùn bán cho ngư dân.

Ông Hợi nói, nhờ trùn mà 2 vợ chồng ông thu lời kha khá, kiếm sống được trong mùa nước nổi.

Ông Hợi kể, thời hoàng kim của nghề bán trùn là lúc nghề nuôi cá tra, cá ba sa... trong lồng bè thịnh vượng. Lúc đó, chưa ương cá giống được nên vào mùa lũ, các chủ bè rất cần nguồn cá giống. Thế là phát sinh cái nghề đi câu cá giống, ngư dân kéo tới đây đông nghẹt, chờ cân trùn nên bàn cãi, nói chuyện đời, chuyện cá mắm rôm rả. Ngày xưa, chưa có đê bao khép kín như bây giờ, nên cá, tôm vào đồng ồ ạt trú ẩn, ngư dân mua trùn về, vào đồng giăng câu kiếm bộn cá đồng…

Thế rồi, từ lúc có đê bao khép kín, rồi các nhà khoa học ương thành công cá da trơn, cùng với nạn xiệc cá tận diệt thì nguồn lợi cá tự nhiên bị giảm dần. Đồng ruộng, sông nước không còn nhiều cá tôm như trước, nên ngư dân cũng ít trùn làm mồi câu vì lỗ lã.

Ông Hợi nói, ngư dân ít mua nhưng bù lại người nuôi gà, chim kiểng lại quan tâm đến trùn nên chợ trùn vẫn sống được. Không rõ lý do vì sao, gần đây một số người ở TPHCM và Bình Dương hay tin chợ trùn nên đánh xe tải xuống đây cân trùn hổ đưa về thành thị bán lại. Mỗi chuyến đi như vậy, họ thu 600 - 1.000 kg trùn. Người dân trong chợ trùn đoán già, đoán non là họ mua về chế thuốc! Hỏi khi nào bỏ cái nghề này, ông Hợi cười sảng khoái: “Chắc không bỏ được, còn ngư dân câu cá, còn người nuôi chim kiểng, gà độ, tôi còn bán trùn”.

Anh Danh, 28 tuổi, ngụ tại thị trấn Nhà Bàng, là người đi săn trùn chuyên nghiệp nói, có hàng chục người như anh đi đào trùn ở vùng đất núi Tịnh Biên. Khi đào trùn, nhìn vết đất mà đoán có trùn hay không, rồi dùng xẻng đào xuống khoảng vài tấc là thấy trùn. Một ngày như vậy có thể bắt được vài chục ký đem bán lại cho các vựa. Anh Danh nói, mấy năm trước đào bắt trùn rất nhiều, nhưng bây giờ hơi khó do nguồn trùn không còn như ngày xưa nữa.

Như Nguyễn/sggp

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.