Điều trị thành công chứng đông máu hiếm gặp sau tiêm vaccine J&J

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vaccine Johnson & Johnson có liên quan đến một hội chứng rối loạn đông máu rất hiếm gặp.

Những lo ngại về cục máu đông dẫn đến việc tạm dừng triển khai vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson. Ảnh: AFP
Những lo ngại về cục máu đông dẫn đến việc tạm dừng triển khai vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson. Ảnh: AFP
Theo công bố mới được đăng trên Tạp chí Annals of Emergency Medicine, các bác sĩ đã điều trị thành công cho một bệnh nhân xuất hiện cục máu đông hiếm gặp sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson (J&J) vào đầu tháng 4.
Phương pháp điều trị mới thay thế cho heparin - một loại thuốc làm loãng máu mà các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã tạm ngừng một thời gian, sau đó khởi động lại việc sử dụng liều tiêm một lần vaccine COVID-19 J&J vào ngày 13.4 để nghiên cứu các trường hợp rối loạn đông máu sau tiêm.
Việc tạm dừng tiêm chủng một phần là để đảm bảo các bác sĩ tìm được cách điều trị cho những bệnh nhân xuất hiện chứng rối loạn đông máu với hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) hoặc giảm tiểu cầu do cục máu đông phản ứng với vaccine (VITT). Hội chứng hiếm gặp này liên quan đến cục máu đông trong tĩnh mạch não và lượng tiểu cầu thấp.
Theo Live Science, một bệnh nhân nữ 40 tuổi khỏe mạnh đã tiêm vaccine J&J vào đầu tháng 4. Năm ngày sau khi tiêm, cô bắt đầu bị đau đầu, xoang mũi, đau cơ và đau họng. Tám ngày sau đó, cô đã đến trung tâm chăm sóc khẩn cấp và được kê thuốc kháng sinh, corticosteroid và thuốc giãn cơ.
Những cơn đau đầu của cô ngày càng trầm trọng hơn, đặc biệt là khi cử động. Cô bị chóng mặt và nhạy cảm với ánh sáng nên đã đến Bệnh viện đại học UCHealth của Colorado sau 12 ngày tiêm vaccine.
Các bác sĩ chẩn đoán cô bị VITT và điều trị cho cô bằng bivalirudin làm loãng máu đông. Sau khi dùng thuốc, lượng tiểu cầu của cô tăng lên đều đặn và được xuất viện 6 ngày sau đó. Các cục máu đông và chứng đau đầu của cô cũng biến mất. Sau 3 ngày, bác sĩ theo dõi thấy lượng tiểu cầu đã tăng nhiều hơn.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân sau khi điều trị bằng bivalirudin đã cải thiện lượng tiểu cầu và không xuất hiện bất kỳ kết quả tiêu cực nhất thời nào. Nhà cung cấp có thể xem xét dùng bivalirudin như một giải pháp thay thế cho heparin ở những bệnh nhân nghi bị VITT sau khi tiêm vaccine J&J trong khi chờ đợi những nghiên cứu chắc chắn hơn.
Các trường hợp xuất hiện cục máu đông hiếm gặp tương tự xảy ra với vaccine AstraZeneca. Tiến sĩ R. Todd Clark - đồng nghiên cứu kiêm trợ lý giáo sư về y học cấp cứu tại Đại học Y khoa Colorado - cho hay: “Từ kinh nghiệm chúng tôi có được cho thấy, những phản ứng đông máu này rất hiếm gặp và có thể được điều trị. Người dân có thể an tâm khi tiêm chủng và nên trao đổi với bác sĩ các mối bận tâm về việc tiêm vaccine”.
Ông Clark nói thêm rằng, tiêm chủng là một bước quan trọng trong việc chống lại đại dịch COVID-19 để trở lại cuộc sống bình thường.
KHÁNH LY (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.