Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các bên tham gia giao dịch về nhà ở phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
 
Luật Nhà ở 2014 quy định cụ thể về điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở. Ảnh minh hoạ: LĐO
Luật Nhà ở 2014 quy định cụ thể về điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở. Ảnh minh hoạ: LĐO
Đối với bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở 2014, bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2014 và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.
- Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
Đối với bên mua, thuê, thuê mua nhà ở
Căn cứ vào Khoản 2, Khoản 3 Điều 119 Luật Nhà ở 2014, bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải có điều kiện sau đây:
- Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
- Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở 2014 và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
Đồng thời, bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập.
Trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở 2014; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
KIM NHUNG (T/H/LĐO)

https://laodong.vn/bat-dong-san/dieu-kien-cua-cac-ben-tham-gia-giao-dich-ve-nha-o-896326.ldo

Có thể bạn quan tâm

TPHCM cạn kiệt nhà ở bình dân?

TPHCM cạn kiệt nhà ở bình dân?

Hầu hết các căn hộ giá rẻ đều đã được bán, nguồn cung hiện nay và trong tương lai rất hạn chế ở TPHCM. Nguồn cung mới của nhà ở giá rẻ chủ yếu được giới thiệu ở Bình Dương và các khu vực giáp ranh với TPHCM.
HoREA hiến kế giảm giá thành nhà ở

HoREA hiến kế giảm giá thành nhà ở

Với quy định dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần sẽ có tác động tích cực góp phần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm nhà ở và kéo giảm giá nhà trên thị trường bất động sản.