Điêu đứng vì "tín dụng đen"-Kỳ 2: Chiếc bẫy khó thoát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không cách này thì cách khác, các chủ nợ khiến người dân rơi vào bẫy “tín dụng đen”. Ngoài việc tính lãi suất trên trời, ép giá nông sản, họ còn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để lừa cho vay rồi chiếm đoạt đất.


Năm 2016, ngành chức năng huyện Ia Pa xác định trên địa bàn có 672 hộ người dân tộc thiểu số (504 hộ thuộc diện nghèo và 168 hộ cận nghèo) vay lãi suất cao với tổng số tiền nợ gốc và lãi lên đến 76,5 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc chỉ 18 tỷ đồng nhưng nợ lãi lên đến 58,5 tỷ đồng!
 

Anh Rmah Thân (làng Kte 1, xã Hbông, huyện Chư Sê) kể lại việc bị bà Nguyễn Thị Thu lừa vay vốn rồi lấy mất bìa đỏ. Ảnh: M.T
Anh Rmah Thân (làng Kte 1, xã Hbông, huyện Chư Sê) kể lại việc bị bà Nguyễn Thị Thu lừa vay vốn rồi lấy mất bìa đỏ. Ảnh: M.T

Từ cho vay lãi suất cao, ép giá nông sản…

Cũng như ở huyện Krông Pa, nhiều hộ nghèo, cận nghèo người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Pa bị mắc “bẫy” do kiểu tính lãi trên trời của các chủ nợ. Cuộc sống của họ bỗng chốc rơi vào bi kịch không chỉ bởi vướng vào chiếc “thòng lọng” lãi suất cao giăng sẵn mà còn bị chủ nợ ép giá nông sản.

Đơn cử, năm 2012, do bị mất mùa, không có tiền đầu tư cho vụ trồng mì mới nên vợ chồng anh Ksor Thun (thôn Ama H’Lăk, xã Chư Mố) tìm đến chủ nợ vay 40 triệu đồng với lãi suất 30.000 đồng/triệu/tháng. Từ đó đến nay, vợ chồng anh Thun làm rẫy, làm thuê quần quật nhưng số tiền kiếm được vẫn không đủ trả lãi. Hiện nợ gốc lẫn lãi vẫn còn hơn 43 triệu đồng. “Năm nào thu hoạch về cũng phải trả lãi cho chủ nợ bằng mì. Giá mì ngoài thị trường 3.500 đồng/kg, chủ nợ chỉ mua với giá 2.700 đồng/kg. Mặc dù bị mua rẻ hơn nhưng đành phải bán. Nếu không bán thì họ sẽ đòi tiền gốc, mà mình thì lại không có để trả”-anh Thun buồn bã nói.

Trong căn nhà sàn nhỏ tuềnh toàng, trống huơ trống hoác, chị Nay H’Chuôn (cùng thôn) rầu rĩ kể: Bố chị là ông Rmah Yi có vay 60 triệu đồng, chủ nợ ra điều kiện đến mùa thu hoạch mì phải bán cho họ để trả lãi. Mặc dù biết bị ép giá nhưng gia đình vẫn phải bán. “Năm 2013, bố tôi bị tai nạn không còn khả năng lao động, gia đình đành cho người khác thuê đất. Cả nhà đi làm thuê để trả lãi hàng năm. Giờ tiền gốc lẫn lãi vẫn còn hơn 65 triệu đồng nhưng chưa biết lấy gì để trả”-chị Nay H’Chuôn nghẹn ngào nói.

Ông Ksor Jú-Chủ tịch UBND xã Chư Mố, cho biết: Đến nay, trên địa bàn xã có 370 hộ vay của các chủ nợ. Số tiền vay lên đến khoảng 6 tỷ đồng; lãi suất vay trung bình là 3%/tháng. Việc vay mượn diễn ra rất đơn giản, không cần thủ tục rườm rà. Qua rà soát bước đầu, Công an huyện Ia Pa phát hiện 50 hộ tư nhân cho vay trên địa bàn huyện. Trong đó, có 15 hộ cho vay bằng tiền và hàng tháng thu lãi suất bằng tiền mặt; 15 hộ cho vay bằng tiền mặt cuối vụ lấy lãi bằng tiền hoặc lấy hàng hóa nông sản; 10 hộ cho vay bằng hàng hóa, phân bón, giống cây trồng, cuối mùa sẽ thu lãi bằng tiền hoặc hàng hóa nông sản…

Đến lừa chuyển nhượng đất

 

Những người dân trình báo việc vay mượn với bà Thu với cơ quan Công an huyện Chư Sê. Ảnh: M.T
Những người dân trình báo việc vay mượn với bà Thu với cơ quan Công an huyện Chư Sê. Ảnh: M.T

Theo kết quả khảo sát “tình hình cho thuê, chuyển nhượng đất sản xuất trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh” do HĐND tỉnh thực hiện trong tháng 11-2017, toàn tỉnh có 2.433 hộ đồng bào dân tộc thiểu số chuyển nhượng quyền sử dụng đất với diện tích 1.126 ha và 2.000 hộ cho thuê đất sản xuất với diện tích 1.847 ha. Vì vậy, phát sinh tình trạng một bộ phận người dân tộc thiểu số tại chỗ thiếu đất sản xuất, trở thành người làm thuê hoặc phải phá rừng làm rẫy.

Để có thêm khoản tiền trang trải cho gia đình, đầu tư sản xuất và trả khoản vay ngân hàng trước đó, ông Kpă Lah (làng Kte 2, xã Hbông, huyện Chư Sê) đã vay bà Nguyễn Thị Thu (thôn Ia Sa, xã Hbông) số tiền 65 triệu đồng với thời hạn 5 năm, lãi suất 9.000 đồng/triệu/tháng. Điều kiện là ông Lah phải đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa đỏ) 1,5 ha vườn, rẫy cho bà Thu, khi nào trả hết nợ thì bà Thu sẽ trả lại bìa đỏ. Ông Lah không nghi ngờ hay thấy có gì bất thường khi bà Thu yêu cầu vợ chồng ông đến Văn phòng Công chứng lăn tay vào giấy tờ cho mượn thì mới giao tiền.

Tương tự, ông Rmah Ưih (làng Kte 2, xã Hbông) cũng chẳng chút do dự khi giao giấy tờ mảnh đất hơn 3,2 ha cho bà Thu để vay 40 triệu đồng, lãi suất 9.000 đồng/triệu/tháng. Ông Ưih cho hay, bà Thu cũng cho người chở vợ chồng ông lên Văn phòng Công chứng ở thị trấn Chư Sê để làm thủ tục lăn tay trước khi nhận tiền. Giờ đây, cũng như ông Lah, mảnh đất của ông Ưih đã… thuộc quyền sở hữu của bà Thu, dù ông vẫn còn giữ tờ giấy viết tay ghi nhận nội dung bà Thu có giữ bìa đỏ đất của ông, trong đó ghi rõ thời hạn trả lãi vay là 6 tháng.

Theo Thiếu tá Đỗ Văn Chính-Đội trưởng Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế-Ma túy Công an huyện Chư Sê: Từ tháng 7-2016, Nguyễn Thị Thu và Nguyễn Thị Hồng (em ruột bà Thu, trú tại tổ dân phố 5, thị trấn Chư Sê) cho vay tiền bằng hình thức thế chấp bìa đỏ, nhưng thực chất là lừa chuyển nhượng đất của 16 hộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Hbông. Trong số này, có 12 bìa đỏ của các hộ dân đã hoàn thành thủ tục sang tên đổi chủ cho bà Nguyễn Thị Thu và nhiều người khác (được nhờ đứng tên).

 

Đại tá Đỗ Ngọc Viên-Trưởng Công an huyện Chư Sê: “Chúng tôi đã ra văn bản thông báo đến các xã, thị trấn, các văn phòng công chứng, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, ngân hàng trên địa bàn… yêu cầu tạm dừng các thủ tục chuyển nhượng đất liên quan đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng theo kiểu lừa đảo như trong thời gian qua. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân cảnh giác; những trường hợp thực sự có nhu cầu chuyển nhượng sẽ được xác minh, tìm hiểu kỹ càng để tránh việc người dân tiếp tục bị lừa”.

Cơ quan Điều tra xác định, có 5 bìa đỏ của các hộ: Kpă Lah, Kpă Diang, Rmah Thân, Ksor Đôn, Ksor Huen sau khi sang qua tên người khác đã bị bà Thu đem giấy tờ thế chấp ngân hàng vay 4,45 tỷ đồng. Mặc dù các mảnh đất nói trên đã không còn thuộc quyền sở hữu của những người dân này nhưng họ vẫn phải nai lưng ra làm để trả lãi vay cho bà Thu theo mức cam kết 0,9%/ tháng. Nếu vụ việc không bị phát hiện sớm, người dân sẽ còn phải trả số lãi này đến 5-6 năm sau.

Trao đổi với P.V, Đại tá Đỗ Ngọc Viên-Trưởng Công an huyện Chư Sê, cho biết: “Chúng tôi đang tiếp tục điều tra, xác định hành vi của bà Nguyễn Thị Thu có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Nếu có chiếm đoạt tài sản thì giá trị tài sản đó là bao nhiêu? Chúng tôi đang chờ kết quả từ Hội đồng thẩm định giá để xác định giá trị thiệt hại của các tài sản nói trên, từ đó mới có cơ sở xử lý theo hướng dân sự hay hình sự theo quy định của pháp luật”.

Minh Triều

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.