Đề xuất 'sinh đủ 2 con được ưu tiên mua nhà ở xã hội'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam kỳ vọng đây sẽ là giải pháp gốc rễ cho vấn đề “ngại cưới, lười sinh".

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết xu hướng "ngại cưới, lười sinh", không muốn hoặc sinh rất ít con đã xuất hiện tại Việt Nam và đang ở mức báo động tại một số đô thị. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ vấn đề tài chính.

Cụ thể, theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê (GSO), trong hơn 30 năm qua, xu hướng hôn nhân và mức sinh tại Việt Nam thay đổi rất lớn khi tuổi kết hôn tăng mạnh và tỉ lệ kết hôn giảm làm mức sinh giảm tới một nửa.

Xu hướng không muốn hoặc sinh 1 con đang lan rộng tại các đô thị, nhất là những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM. Mức sinh đã giảm rõ rệt từ 3,8 con vào năm 1989 xuống dưới mức 2 con vào năm 2023.

Một dự án nhà ở xã hội tại TP HCM

Một dự án nhà ở xã hội tại TP HCM

Trong giai đoạn 2013 - 2023, trung bình mỗi năm dân số Việt Nam chỉ tăng khoảng 1 triệu người.

Số liệu từ báo cáo của Tổng cục Thống kê tháng 7 vừa qua cho thấy, độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tại TP HCM là 30,4 tuổi, mức cao kỷ lục tại Việt Nam. Số con trung bình của một phụ nữ thành phố trong độ tuổi sinh đẻ chỉ 1,32 con.

Theo VARS, giá nhà đang là một phần nguyên nhân gây tác động lớn nhất đến tình trạng trên. Chẳng hạn, khi giá nhà ngày càng tăng cao, giá thuê nhà cũng sẽ tăng, gây áp lực đến chi phí sinh hoạt.

Bên cạnh đó, nhiều người trẻ có suy nghĩ phải mua được nhà trước khi kết hôn hoặc sinh con, nhưng do giá nhà đất hiện nay tăng vọt, không dễ để mua nên “cày ngày, cày đêm", dẫn đến bỏ qua thời điểm “vàng" lập gia đình, sinh con.

VARS cho biết các biện pháp khắc phục tình trạng thúc đẩy kết hôn trước 30 tuổi và khuyến khích sinh của nước ta hiện nay vẫn rất chung chung, chắc chắn sẽ khó có tác dụng như mong đợi.

Do đó, VARS cho rằng để khuyến khích kết hôn trước tuổi 30 và tăng mức sinh, Chính phủ cần triển khai quyết liệt các biện pháp hiện đã có và nghiên cứu, xây dựng các chính sách khuyến khích rõ ràng hơn, như ưu tiên hỗ trợ mua nhà ở xã hội một lần đối với cặp vợ chồng đã sinh đủ hai con.

Theo VARS, đây sẽ là giải pháp gốc rễ cho vấn đề “ngại cưới, lười sinh" và là giải quyết bài toán về nhà ở.

Để giải quyết bài toán về nhà ở cho số đông người dân, VARS khuyến nghị bên cạnh việc tăng cung nhà ở xã hội tại đô thị, nhà nước cần nghiên cứu các chính sách can thiệp để phát triển nhà ở thương mại "vừa túi tiền".

Theo Lê Tỉnh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Ở thời điểm hiện tại, nhiều dự án cầu, đường tại TP.HCM đang chạy đua về đích mừng năm mới. Đi kèm với đó là sự thở phào nhẹ nhõm, vui mừng phấn khởi của rất nhiều người dân TP nói chung và người dân khu vực đó nói riêng.