Đề xuất chỉ định thầu 12 dự án cao tốc Bắc - Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ GTVT đề xuất Chính phủ thực hiện chỉ định thầu các gói thầu tư vấn, xây lắp 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam nhằm sớm hoàn thành dự án.
Bộ GTVT vừa hoàn tất dự thảo Nghị quyết của Chính phủ nhằm triển khai Nghị quyết số 44/2022/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025.

Thi công cao tốc QL45- Mai Sơn thuộc cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 1. Ảnh: Nam Khánh
Thi công cao tốc QL45- Mai Sơn thuộc cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 1. Ảnh: Nam Khánh
Theo dự thảo Nghị quyết, Bộ GTVT là cơ quan thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thành phần theo quy định pháp luật về đầu tư công; đảm bảo tiến độ cơ bản hoàn thành dự án năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.
Đáng chú ý, dự thảo Nghị quyết đề xuất Bộ trưởng Bộ GTVT là người có thẩm quyền được áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với tất cả các gói thầu tư vấn liên quan đến dự án, gói thầu di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu.
Đối với các gói thầu xây lắp các dự án, Thủ tướng quyết định chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023, kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu (không bao gồm chi phí dự phòng) trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng GTVT và kết quả thẩm định của Bộ KH-ĐT. Bộ GTVT sẽ báo cáo Thủ tướng chấp thuận danh sách dự kiến nhà thầu trước khi thực hiện chỉ định thầu.
Dự thảo Nghị quyết giao Bộ GTVT rà soát, tổ chức lập, phê duyệt, bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng cho các địa phương, cơ bản hoàn thành trước ngày 30.6 để địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng.
Đối với việc khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, dự thảo Nghị quyết đề xuất thực hiện theo các cơ chế tại Nghị quyết số 60/NQ-CP, Nghị quyết số 133/NQ-CP của Chính phủ và các cơ chế đặc thù như cho phép nâng công suất các mỏ đang khai thác để phục vụ đủ vật liệu cho nhà thầu thi công dự án; đơn giản thủ tục cấp phép cho nhà thầu được khai thác mỏ vật liệu mới cho dự án…
Dự thảo cũng dự kiến cho phép triển khai đồng thời các thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện các công việc: thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm tra, quyết định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán và lựa chọn nhà thầu; các công việc khác có liên quan để đảm bảo tiến độ triển khai dự án.
Trước đó, ngày 11.1, Quốc hội đã có nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 có tổng mức đầu tư 146.990 tỉ đồng.
Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, bố trí 119.666 tỉ đồng cân đối điều hòa từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn vốn ngân sách nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng theo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giai đoạn 2026 - 2030 bố trí 27.324 tỉ đồng .
Theo Mai Hà (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.