Để khen thưởng là động lực phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Như chúng ta đã biết, mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên các cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nói cách khác, khen thưởng là động lực giúp các tập thể, cá nhân nỗ lực phấn đấu để đạt thành tích cao nhất; khen thưởng là biện pháp thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước đạt hiệu quả và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Chính vì ý nghĩa sâu xa đó mà Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể luôn chú trọng đến công tác thi đua-khen thưởng; xem đây là lĩnh vực công tác quan trọng cả trong chiến tranh lẫn trong hòa bình dựng xây.

Tuy vậy, trên thực tế, việc triển khai công tác khen thưởng cũng gặp phải những khó khăn, thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất đặt ra cho công tác này là khen thưởng những tập thể, cá nhân không xứng đáng hoặc không còn xứng đáng với danh hiệu được trao. Xuất phát từ thực tế đó, khoản 4 Điều 78 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31-7-2017 của Chính phủ có quy định: “Trường hợp tổ chức, cá nhân đã được tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, mà sau đó có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc có sai phạm, khuyết điểm trong khoảng thời gian tính thành tích đề nghị tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng thì tùy theo mức độ sai phạm, khuyết điểm để hạ mức khen thưởng hoặc hủy bỏ quyết định khen thưởng theo quy định (trừ những cá nhân đã hy sinh, từ trần)”.

Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ và kết quả rà soát theo yêu cầu của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng như phản ánh của các cơ quan thông tin đại chúng, ngày 7-7-2023, Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương có Công văn số 1604/BTĐKT-P.III đề nghị UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp, rà soát các cá nhân được khen thưởng khi phát hiện có vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự trong thời gian tính thành tích khen thưởng thì thực hiện các thủ tục và trình cấp có thẩm quyền xét, hủy bỏ quyết định khen thưởng và thu hồi hiện vật khen thưởng. Thực hiện Công văn của Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương, ngày 21-7-2023, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai Nguyễn Đình Tiến đã ký Công văn số 1693/SNV-TĐKT đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh tiến hành rà soát, hủy bỏ quyết định khen thưởng (nếu có) trước ngày 20-8-2023 và tổng hợp báo cáo kết quả về Sở Nội vụ (qua Ban Thi đua-Khen thưởng tỉnh Gia Lai) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương.

Theo kết quả sơ bộ từ Ban Thi đua-Khen thưởng tỉnh, qua rà soát, toàn tỉnh có 19 cá nhân đã bị thu hồi, hủy bỏ quyết định khen thưởng và 11 cá nhân đang xem xét hủy bỏ quyết định khen thưởng theo thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị, địa phương; 5 cá nhân đề nghị hủy bỏ quyết định tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; 1 cá nhân đề nghị hủy bỏ quyết định tặng Huân chương Lao động hạng ba.

Cùng với Quy định số 117-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc xin lỗi và phục hồi quyền lợi của tổ chức Đảng, đảng viên bị kỷ luật oan thì chủ trương rà soát, thu hồi quyết định khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm là rất đúng đắn. Điều đó thể hiện nguyên tắc nhất quán trong công tác thi đua-khen thưởng của Đảng, Nhà nước là “thành tích tới đâu, khen thưởng tới đó”; kiên quyết thu hồi quyết định khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân sai phạm. Đặc biệt, trong bối cảnh công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực đang được đẩy mạnh như hiện nay thì chủ trương này càng trở nên có ý nghĩa.

Để khen thưởng thực sự là động lực phát triển, thiết nghĩ, ngoài việc triển khai triệt để chủ trương nói trên, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh cần xây dựng văn hóa trong công tác thi đua-khen thưởng. Trước hết, phải khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng thành tích. Phải công khai, minh bạch trong quá trình xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng. Cùng với đó, cần giáo dục cho mọi người biết từ chối khi được trao những danh hiệu, phần thưởng không tương xứng và đặc biệt là biết tự giác trả lại danh hiệu, phần thưởng khi mình vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.