Để cán bộ, đảng viên giữ mình trong “nẻo chính đường ngay”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hàng loạt cán bộ cấp cao bị kỷ luật, khởi tố, cho thôi chức trong thời gian trước Tết Nguyên đán lại tiếp tục cho thấy tinh thần quyết tâm cao độ của Đảng ta trong việc làm trong sạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ trung ương đến địa phương.

Đấu tranh, kỷ luật để kịp thời cảnh tỉnh cán bộ, đảng viên biết cách giữ mình trong “nẻo chính đường ngay”.

Chỉ hơn nửa nhiệm kỳ khóa XIII đã có 3 ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật, cho thôi chức. Cùng với đó, nhiều ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng bị kỷ luật cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng, một số bị khởi tố ra trước pháp luật cho thấy chưa bao giờ số cán bộ cấp cao của Đảng bị kỷ luật nhiều như khóa này.

Ngoài nguyên nhân cán bộ không giữ được mình, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm kỷ luật nhiều hơn các khóa trước thì kết quả ấy đã phản ánh thực tế là công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong khóa XIII được thực hiện quyết liệt và nghiêm minh hơn, trên tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Việc khuyến khích cán bộ lãnh đạo cấp cao xin từ chức khi không còn uy tín; kịp thời miễn nhiệm, thay thế cán bộ bị xử lý kỷ luật, năng lực hạn chế... đã tạo bước đột phá trong phát hiện, xử lý tình trạng tham nhũng, tiêu cực.

Năm qua, các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hàng ngàn tổ chức Đảng và đảng viên (tăng 12% về số đảng viên bị kỷ luật so với năm 2022); Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Trong đó, lần đầu tiên 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập; 9 cán bộ diện Trung ương quản lý được cho thôi chức, nghỉ công tác, bố trí công tác khác. Các địa phương cũng cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác hơn 360 trường hợp sau khi bị xử lý kỷ luật.

Điểm nổi bật là nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt lớn, nghiêm trọng, phức tạp, cả trong khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, cả trong lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động khép kín, những vụ việc tồn đọng, kéo dài đã được xử lý. Điển hình như vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC, Công ty Việt Á, chuyến bay giải cứu, Công ty Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, SCB; các vụ án trong lĩnh vực đăng kiểm; Công ty AIC.

Mới đây nhất là vụ án xảy ra tại Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan cho thấy mặt trận phòng-chống tham nhũng, tiêu cực luôn là mũi tiến công trực diện, hiệu quả nhất để loại ra khỏi hàng ngũ lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính trị những thành phần thoái hóa biến chất để làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh hơn.

Chúng ta thật sự đau lòng khi thấy một số người từng là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhưng đã “không giữ được mình”, bị kỷ luật Đảng, bị truy tố trước pháp luật. Tinh thần đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực đã thấm từ trung ương đến địa phương, hạn chế dần tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, khi các tỉnh, thành cũng tích cực vào cuộc.

Sau mỗi lần Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, ngay cả người vi phạm cũng nhận thấy là đúng người, đúng tội, nhưng cũng rất nhân văn trên tinh thần “xây để chống, chống để xây”, các quyết định đưa ra đều chặt chẽ, bài bản, nghiêm minh song không hà khắc.

Đó là lý do vì sao không thấy trường hợp cán bộ lãnh đạo, quản lý và các tổ chức Đảng bị xử lý, kỷ luật nào khiếu nại. Trái lại, nhiều người bị kỷ luật, khởi tố, điều tra đưa ra xét xử đã thành tâm xin lỗi Đảng, xin lỗi Nhân dân vì thấy mình đã phụ tấm chân tình mà Đảng, Nhân dân tin tưởng giao phó.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định: “Không thích thú gì khi kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để giáo dục người khác đừng đi vào “vết xe đổ”, Trung ương buộc phải làm và yêu cầu các cấp cũng phải làm và làm rất công tâm, khách quan, bài bản, đúng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nghiêm minh nhưng nhân đạo, nhân ái”.

Cuộc đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, những vụ án trọng điểm sẽ tiếp tục được điều tra, xử lý thận trọng, khách quan, kiên quyết; quy trình xử lý cán bộ sai phạm chặt chẽ, từ kỷ luật Đảng, đến xử lý về chính quyền và điều tra, khởi tố theo quy định pháp luật.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng được xác định là cách tốt nhất để phát hiện, cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe, để những ai đã “nhúng chàm” còn kịp nhận ra lỗi lầm của mình, trở về với “nẻo chính đường ngay”.

Có thể bạn quan tâm

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Phòng ngừa rủi ro UAV

Phòng ngừa rủi ro UAV

Trong chuyến đi đến thủ đô Washington D.C của Mỹ vào cuối năm 2024, người viết từng có ý định mang theo một chiếc flycam (máy bay không người lái - UAV - chuyên chụp hình, quay phim) loại nhỏ để phục vụ công việc.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, tăng cường giám sát thị trường và xử lý nghiêm hành vi làm giả, làm nhái là nền tảng để khẳng định giá trị thực và bảo vệ uy tín gạo Việt trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.

Cái nào đáng sợ hơn?

Cái nào đáng sợ hơn?

Hà Nội và TP.HCM có hơn 14 triệu xe máy, nếu kiểm định khí thải từ 1.7.2027 thì không thể đủ cơ sở thực hiện, có thể dẫn tới 'vỡ trận'. Nhưng lùi thời gian kiểm định thì ô nhiễm không khí sẽ càng thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và thiệt hại về kinh tế. Vậy cái nào 'đáng sợ' hơn?

null