“Đề nghị chấm dứt không cho xây thủy điện nữa. Bởi, nói đến rừng không chỉ nói tới những thân cây to, tán lá rộng mà còn là đến hệ sinh thái, thảm thực vật, các sinh vật đang ngày đêm tìm cách sinh tồn dưới sự truy sát của con người".
ĐBQH Ksor Phước Hà (Gia Lai): "Nói đến rừng không chỉ nói tới những thân cây to, tán lá rộng mà còn là đến hệ sinh thái, thảm thực vật, các sinh vật đang ngày đêm tìm cách sinh tồn dưới sự truy sát của con người". |
Đây là ý kiến của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Ksor Phước Hà (Gia Lai) góp ý tại hội trường sáng ngày 19-6 về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).
Theo ĐB Ksor Phước Hà, theo con số thống kê công khai hàng năm, cả nước xảy ra 7.000 vụ phá rừng, hơn 20.000 vụ vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép. Cùng với sự phát triển vượt trội của cây công nghiệp, bạt ngàn cao su, cà phê, hồ tiêu… là hàng loạt những công trình thủy điện lớn nhỏ, trải dài theo những khe suối, con sông và việc xả lũ “đúng quy trình” cho con bò, con trâu lên mái nhà.
“Vậy nay tôi đề nghị chấm dứt không cho xây thủy điện nữa. Bởi, nói đến rừng ta không chỉ nói tới những thân cây to, tán lá rộng mà ta nói đến hệ sinh thái, thảm thực vật, các sinh vật đang ngày đêm tìm cách sinh tồn dưới sự truy sát của con người. Trong khi đó con người chúng ta đang vật vã, hổn hển khi người trưởng thành phải hít 6 triệu tấn oxy mỗi năm, khi người người nhà nhà dùng xe máy, ô tô”- ĐB Ksor Phước Hà nhấn mạnh.
Theo bà Phước Hà, Tây Nguyên đang ngày càng bị sa mạc hóa, không chỉ rừng bị tàn phá nặng nề mà đất rừng còn bị đào bới mang đi. Vì vậy, ĐB Ksor Phước Hà đề nghị “cần xử lý việc lấy đất rừng như đối với lấy cây rừng”.
Trong khi đó, ĐB Mùa A Vảng (Điện Biên) nhất trí với tên luật - Luật bảo vệ và Phát triển rừng - vì nó phù hợp với quá trình phát triển của thực tiễn. Bởi lẽ Luật bảo vệ và Phát triển rừng có từ năm 2004 đã được triển khai rộng rãi trong thời gian dài, được người dân quen với tên gọi này, đặc biệt là đồng bào vùng cao, dân tộc thiểu số.
Theo ĐB Ksor Phước Hà, theo con số thống kê công khai hàng năm, cả nước xảy ra 7.000 vụ phá rừng, hơn 20.000 vụ vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép. Cùng với sự phát triển vượt trội của cây công nghiệp, bạt ngàn cao su, cà phê, hồ tiêu… là hàng loạt những công trình thủy điện lớn nhỏ, trải dài theo những khe suối, con sông và việc xả lũ “đúng quy trình” cho con bò, con trâu lên mái nhà.
“Vậy nay tôi đề nghị chấm dứt không cho xây thủy điện nữa. Bởi, nói đến rừng ta không chỉ nói tới những thân cây to, tán lá rộng mà ta nói đến hệ sinh thái, thảm thực vật, các sinh vật đang ngày đêm tìm cách sinh tồn dưới sự truy sát của con người. Trong khi đó con người chúng ta đang vật vã, hổn hển khi người trưởng thành phải hít 6 triệu tấn oxy mỗi năm, khi người người nhà nhà dùng xe máy, ô tô”- ĐB Ksor Phước Hà nhấn mạnh.
Theo bà Phước Hà, Tây Nguyên đang ngày càng bị sa mạc hóa, không chỉ rừng bị tàn phá nặng nề mà đất rừng còn bị đào bới mang đi. Vì vậy, ĐB Ksor Phước Hà đề nghị “cần xử lý việc lấy đất rừng như đối với lấy cây rừng”.
Trong khi đó, ĐB Mùa A Vảng (Điện Biên) nhất trí với tên luật - Luật bảo vệ và Phát triển rừng - vì nó phù hợp với quá trình phát triển của thực tiễn. Bởi lẽ Luật bảo vệ và Phát triển rừng có từ năm 2004 đã được triển khai rộng rãi trong thời gian dài, được người dân quen với tên gọi này, đặc biệt là đồng bào vùng cao, dân tộc thiểu số.
Theo infonet